Điện mặt trời áp mái chưa được tạo điều kiện đầu tư ở các địa phương?

Nhàđầutư
Một số doanh nghiệp là nhà đầu tư điện mặt trời áp mái 'than' rằng dù họ chủ động đầu tư, có nguồn vốn nhưng chính quyền nhiều địa phương lại lúng túng, thậm chí làm khó nhà đầu tư, chưa tạo điều kiện để làm thủ tục đầu tư vào nguồn năng lượng này.
HỒNG ANH
25, Tháng 07, 2019 | 08:26

Nhàđầutư
Một số doanh nghiệp là nhà đầu tư điện mặt trời áp mái 'than' rằng dù họ chủ động đầu tư, có nguồn vốn nhưng chính quyền nhiều địa phương lại lúng túng, thậm chí làm khó nhà đầu tư, chưa tạo điều kiện để làm thủ tục đầu tư vào nguồn năng lượng này.

Tiết giảm chi phí tối đa

Việc lựa chọn hệ thống điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) phù hợp không những tiết kiệm được chi phí, thời gian đầu tư mà còn giúp hệ thống hoạt động tối ưu, tiết giảm chi phí điện tối đa. Tỷ lệ tiết kiệm này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, khu vực sinh sống cũng như diện tích của mái nhà khi triển khai lắp đặt hệ thống ĐMTAM.

Lợi ích là vậy, song những vướng mắc về quy định thanh toán mua bán điện, tiêu chuẩn thiết bị, chi phí cao khiến ĐMTAM vẫn "tắc" nhiều năm qua.

Tại hội thảo: "Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam" diễn ra mới đây tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã đánh giá cao lợi ích của việc phát triển ĐMTAP. Dù vậy, đầu tư một hệ thống điện mặt trời áp mái đòi hỏi chủ đầu tư phải có sẵn nguồn vốn ban đầu, thường thì tương đối cao.

Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển rộng rãi của hệ thống điện mặt trời áp mái.

dien mat troi ap mai 2

Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà ở của dân. Ảnh: EVN

Theo số liệu của EVN, sau 2 năm triển khai, mới có khoảng 1.800 khách hàng (là các công sở, doanh nghiệp, hộ gia đình…) tham gia lắp ĐMTAP với công suất lắp đặt khoảng 30 MWp, sản lượng điện năng phát lên lưới điện là 3,97 triệu kWh.

Theo đánh giá của ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN, công suất này rất khiêm tốn so với tiềm năng. "Vì vậy, cần phải có thêm chính sách để thúc đẩy việc phát triển nguồn năng lượng này. Bên cạnh đó, khách hàng còn e ngại đầu tư do thiếu thông tin về chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công, lắp đặt, chế độ vận hành, bảo hành thiết bị", Tổng Giám đốc EVN nói.

Địa phương chưa tạo điều kiện?

Nguyên nhân chủ yếu theo Tổng Giám đốc EVN là do vướng mắc quy định thanh toán của khách hàng bán trên lưới điện, thuế và khả năng tài chính ban đầu của hộ gia đình.

Cụ thể, các đơn vị điện lực chưa thể ký kết hợp đồng mua bán ĐMTAM với khách hàng do chưa có hướng dẫn chính thức về cách thức thanh quyết toán tiền điện.

"Khách hàng còn e ngại trong đầu tư do thiếu thông tin về chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công, lắp đặt, chế độ vận hành, bảo hành thiết bị. Đặc biệt, chi phí thiết bị và chi phí lắp đặt ĐMTAM vẫn còn cao, chưa khuyến khích khách hàng”, Tổng Giám đốc EVN cho hay.

Trong khi đó, dưới góc nhìn thi công, lắp đặt hệ thống ĐMTAP, ông Đào Minh Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2), cho biết, đầu tư một hệ thống ĐMTAP đòi hỏi chủ đầu tư phải có vốn ban đầu, thường tương đối cao.

Theo ông Hiển, đây là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển rộng rãi của hệ thống điện mặt trời áp mái.

THS. Nguyễn Anh Tuấn – Hội đồng phản biện Tạp chí Năng Lượng Việt Nam cho rằng, dù hiệu quả đầu tư điện mặt trời trên mái nhà đã rõ (Tiết kiệm được chi phí, thời gian đầu tư, tiết giảm chi phí điện tối đa,..) nhưng vẫn chưa được áp dụng trên diện rộng. Nguyên nhân là nguồn đầu tư ban đầu lớn nên những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình không xoay sở được.

Tuy nhiên, những hộ gia đình có điều kiện để làm thì gặp khó khăn vướng mắc trong khâu thỏa thuận đấu nối, thêm vào đó chưa có hướng dẫn cụ thể về thanh toán mua bán điện, thuế...

Ngoài ra, do còn chậm có Thông tư hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế thanh toán tiền mua bán điện, mức thế áp dụng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế quy định cụ thể cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia kinh doanh, cơ chế tài chính hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đầu tư.

Nên hiện, EVN chưa thể ký hợp đồng mua bán điện cụ thể với các khách hàng ĐMTAM phát điện lên lưới, làm nhiều hộ còn chần chừ, chờ đợi, dẫn đến quy mô phát triển ĐMT còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Để gỡ vướng cho điện mặt trời áp mái, theo nhiều chuyên gia, cần phải có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ phát triển mô hình này, ví dụ như các công ty điện lực có thể tài trợ thuê, hoặc cho thuê mái nhà; thuê hoặc cho thuê hệ thống điện mặt trời...Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng hơn đến chính quyền địa phương, các hộ gia đình. Chính quyền các tỉnh, thành cần tạo điều kiện đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân.

Một số doanh nghiệp là nhà đầu tư ĐMTAM than rằng dù họ chủ động đầu tư, có nguồn vốn nhưng chính quyền nhiều địa phương lại lúng túng, thậm chí làm khó nhà đầu tư, chưa tạo điều kiện để họ tiến hành thủ tục đầu tư vào nguồn năng lượng này.

Mặc dù, Thủ tướng và EVN đã có nhiều văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đầu tư các dự án ĐMTAM. Họ cho rằng lãnh đạo địa phương cần có cơ chế thoáng hơn để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, cũng như người dân tham gia vào ĐMTAM.

Cần phát triển theo mô hình trang trại công nghệ xanh

Theo EVN, ĐMTAM có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện hạ thế và trung thế, không gây quá tải. Đối với các hộ dân, doanh nghiệp, khi lắp đặt ĐMTAM có thể làm cho nhiệt độ trong nhà mát hơn, tiết kiệm chi phí, đồng thời có thể bán lại điện cho EVN…

Các chuyên gia về ngành điện cũng khẳng định quy mô các dự án ĐMT thường từ suýt soát 50 MW tới vài trăm MW. Một dự án ĐMT có quy mô 50 MW cần diện tích đất bằng phẳng khoảng 60 ha, khá tốn đất đai.

Trong khi đó, ĐMTAM tận dụng diện tích mặt bằng mái lớn tại các khu dân cư, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Một trong những hướng đi được các chuyên gia nhìn nhận có nhiều khả thi hiện nay là phát triển ĐMTAM tại các trang trại sản xuất nông nghiệp hộ gia đình.

Theo đó, mô hình này vừa tận dụng mặt bằng mái phát điện để phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm chi phí, đồng thời phát huy được nguồn lực đất đai bên dưới.

Khi áp dụng mô hình này, cả địa phương, doanh nghiệp và người dân đều được lợi bởi đây là mô hình sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thu hút thêm lao động tại các địa phương, đồng thời chia sẻ những áp lực cho ngành điện.

Ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN cho biết, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện, nhất là giai đoạn từ 2021-2025 và sau đó.

Đặc biệt, dự báo đến năm 2023, hệ thống sẽ thiếu hụt khoảng 12 tỷ kWh, chiếm 5% so với nhu cầu của cả nước.

Trong bối cảnh hệ thống điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt sau năm 2020 khi cả nước không có nguồn khai thác mới, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời trong đó có điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm áp lực cho ngành điện.

Theo EVN, tiềm năng điện mặt trời rất lớn, trong đó, có thể áp dụng điện mặt trời áp mái vì có nhiều lợi ích thiết thực. Điện mặt trời áp mái có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện hạ thế và trung thế, không gây quá tải.

Đối với các hộ dân, khi lắp đặt điện mặt trời áp mái có thể làm cho nhiệt độ trong nhà mát hơn, tiết kiệm chi phí, có thể bán lại điện cho EVN…

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, EVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiên phong triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, tính đến cuối năm 2018, các đơn vị trực thuộc đã lắp đặt được 54 công trình với tổng công suất 3,2 MWp.

Đối với khách hàng là các công sở, doanh nghiệp, hộ gia đình…, các Tổng Công ty Điện lực và Công ty điện lực đã ký kết thực hiện đấu nối, lắp đặt công tơ hai chiều, xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng giao nhận với 1.800 khách hàng đăng ký bán điện mặt trời áp mái với tổng công suất 30,12 MWp, sản lượng điện năng phát lên lưới lũy kế là 3,97. triệu kWh.

Dù đã có định hướng, cơ chế hỗ trợ của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương song 2 năm qua mới có 1.800 hộ tham gia lắp đặt điện mặt trời với khoảng 30 MW, quá nhỏ so với tiềm năng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ