Điểm lại những sự kiện đáng nhớ nhất của lĩnh vực bất động sản năm 2019
Sự kiện Cocobay Đà Nẵng hủy cam kết lợi nhuận với khách hàng, dấu ấn vốn ngoại vào thị trường địa ốc, tỉnh Kiên Giang đề nghị dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế và khởi tố Công ty Alibaba tội lừa đảo là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của lĩnh vực bất động sản năm qua.

Ảnh minh họa
Dấu ấn vốn ngoại trên thị trường địa ốc 2019
Dù thị trường bất động sản Việt Nam ngay từ đầu năm 2019 được dự báo sẽ đối diện với nhiều khó khăn, nhưng dòng vốn ngoại vẫn không ngừng chảy mạnh vào lĩnh vực này với nhiều thương vụ lớn.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 10 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 29,11 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn giải ngân đạt 16,21 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hồng Kông (Trung Quốc) đứng đầu với gần 6,45 tỷ USD đăng ký trong 9 tháng, Hàn Quốc gây ấn tượng khi vươn lên đứng thứ hai với 4,62 tỷ USD đăng ký, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản là những nhà đầu tư đứng ở các vị trí tiếp theo.
Trong 19 lĩnh vực thu hút vốn ngoại, ngoại trừ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục là thỏi nam châm thu hút vốn ngoại khi đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,98 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trên thực tế, ngay từ đầu năm 2019, thị trường đã chứng khiến nhiều thương vụ mua, bán, chuyển nhượng (M&A) các dự án bất động sản có yếu tố ngoại. Bên cạnh đó, cũng có những thương vụ hợp tác rót vốn của nhà đầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp địa ốc trong nước.
Chẳng hạn, tháng 1/2019, Keppel Land (Singapore) thông báo thoái 70% cổ phần tại dự án Waterfront City (Đồng Nai) cho Tập đoàn Nam Long với tổng số tiền 2.323 tỷ đồng (100 triệu USD). Ngay sau đó, ông lớn đến từ Singapore này đã mua lại 60% cổ phần một khu đất 6,2 ha tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) thông qua một hợp đồng mua bán có điều kiện với Tập đoàn Bất động sản Phú Long. Tổng số tiền đầu tư của thương vụ này là 1.304 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD.
Nói về sự hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam, ông Masakazu Yamaguchi, Trưởng đại diện Quỹ Creed (Nhật Bản) tại Việt Nam cho biết, không chỉ có quy mô dân số lớn với gần 100 triệu người, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong thời gian dài, đã tạo ra một tầng lớp trung lưu đông đảo. Đây chính là nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở rất cao và có khả năng chi trả để mua nhà.

Cocobay Đà Nẵng vỡ trận cam kết lợi nhuận với khách hàng
Cocobay 'vỡ trận' cam kết lợi nhuận khủng
Chủ đầu tư dự án Cocobay thông báo chấm dứt chi trả lợi nhuận cam kết đối với nhà đầu tư thứ cấp do gặp khó khăn về tài chính.
Theo đó, từ đầu năm 2020, do "gặp những khó khăn về dòng tiền", Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô - chủ đầu tư Tổ hợp Cocobay Đà Nẵng đã không chi trả thu nhập cam kết theo hợp đồng mua bán. Khi mở bán dự án, cam kết lợi nhuận được chủ đầu tư đưa ra là 12% mỗi năm - khi ấy được nhận định là rất cao.
Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí có tổng diện tích 51 ha tại Ngũ Hành Sơn được khởi động từ 5 năm trước với mức đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Dự án hứa hẹn triển khai khoảng 10.000 phòng tiêu chuẩn 3-5 sao, trong đó đa số là condotel. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư mới triển khai và đưa vào vận hành khoảng 3.000 phòng.
Chủ đầu tư cũng đưa ra một số nhóm giải pháp để hai bên tiếp tục hợp tác kinh doanh.
Ở phương án thứ nhất, nếu muốn tiếp tục hợp tác cùng chủ đầu tư, khách hàng sẽ có hai lựa chọn. Một là, các căn condotel chuyển thành chung cư, tức là khách hàng được dùng để ở. Nhưng họ sẽ phải mất thêm phí chuyển đổi là 15% giá mua căn hộ theo hợp đồng đã ký. Sau khi hoàn tất thủ tục này, chủ sở hữu có thể giao lại cho đơn vị thuộc Công ty Thành Đô vận hành, chia sẻ lợi nhuận.
Nếu khách hàng vẫn giữ dự án là condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh thì không phải nộp phí chuyển đổi, nhưng không được ở. Cùng với đó, các chủ sở hữu phải ký bản hợp đồng giao cho Công ty Thành Đô vận hành trong 10 năm nhưng trên nguyên tắc chia sẻ lợi nhuận. Khách hàng nhận về một mức thu nhập cố định hoặc 80% lãi từ việc kinh doanh sản phẩm này.
Hướng thứ hai mà Thành Đô đưa ra là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán. Theo đó chủ đầu tư sẽ giao lại các sản phẩm condotel để khách tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không nhận bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký. Các khách hàng nếu tự kinh doanh cũng phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.
Còn phương án thứ ba là hai bên thanh lý các condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lại tiền theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng nêu rõ sẽ khấu trừ một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh.... Việc chi trả tiền của chủ đầu tư sẽ có thời hạn đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10% mỗi năm đối với số tiền đó.

Công ty Alibaba lừa đảo hàng nghìn khách hàng
Chủ tịch Công ty Alibaba bị khởi tố vì tội lừa đảo
Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba, về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Động thái này được Công an TP.HCM đưa ra sau gần một tuần tạm giữ hình sự Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) để làm rõ vai trò chủ mưu, chỉ đạo em ruột Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Alibaba) thực hiện hành vi gian dối lừa hàng nghìn khách hàng mua dự án "ma".
Liên quan đến vụ án, lãnh đạo 20 công ty con của Công ty Alibaba tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng bị cảnh sát triệu tập do tham gia thu mua đất nông nghiệp, quảng cáo bán dự án trái phép...
Nhà chức trách bước đầu xác định có hơn 6.700 người giao dịch tại 40 dự án "ma" của Địa ốc Alibaba với số tiền lên đến hơn 2.500 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Luyện, Lĩnh thu gom một lượng lớn đất nông nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... rồi dùng pháp nhân Công ty Alibaba và các công ty con lập hàng chục dự án ảo, quảng cáo rầm rộ rồi phân lô bán trái luật; hoặc huy động vốn của hàng nghìn khách hàng. Các dự án này đều chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép...
Chỉ sau một năm thành lập, từ tháng 5/2016 đến 9/2017, Alibaba đã nâng số vốn điều lệ từ một tỷ đồng lên 1.600 tỷ đồng và nhận là tập đoàn địa ốc. Trước khi anh em Luyện bị bắt, trang điện tử Alibaba giới thiệu có vốn điều lệ 5.600 tỷ đồng, 48 dự án đã và đang phát triển với hơn 2.500 nhân viên...
Ngoài các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Công ty Alibaba còn thành lập hàng chục doanh nghiệp khác đảm nhiệm việc tư vấn đầu tư, xây dựng, quảng cáo, vận tải và bán lẻ hàng may mặc. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty TNHH Một thành viên, vốn dưới 5 tỷ đồng và đặt trụ sở tại 321 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Đồng loạt khám xét trụ sở chính Công ty Alibaba và các công ty con ngày 18 và 19/9, cơ quan điều tra bắt tạm giam Nguyễn Thái Lĩnh về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS năm 2015. Lực lượng chức năng thu giữ gần 400 thùng tài liệu, hơn 9 tỷ đồng, hơn 250 miếng kim loại màu vàng, 20 thỏi kim loại màu vàng, 3 ôtô, 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều tài liệu khác...
Kiên Giang đề nghị dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế

Kiên Giang đề nghị dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế
Đầu tháng 8/2019, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) Kiên Giang đã đề xuất lập quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế, thay vì chờ đợi Luật Đặc khu đang bị hoãn xem xét.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang gửi văn bản đề nghị Thủ tướng cho dừng việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc thành Đặc khu kinh tế cho tới khi Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (còn gọi là Luật Đặc khu) được Quốc hội thông qua. Đồng thời, lãnh đạo địa phương đề xuất cho phép tỉnh sử dụng ngân sách địa phương lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo hướng trở thành Khu kinh tế Phú Quốc.
Trước đó, tháng 8/2018, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng trở thành đặc khu kinh tế. Huyện đảo này được định hướng phát triển không gian các khu chức năng, vùng phát triển đô thị, không gian vùng phát triển khu phức hợp du lịch, dịch vụ và dân cư, không gian vùng phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, không gian vùng đặc biệt với sân bay, cảng biển, khu phi thuế quan.
Dựa trên chủ trương này, UBND tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số thủ tục lập quy hoạch. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh, đến nay Quốc hội vẫn chưa đưa trở lại Dự án Luật Đặc khu vào chương trình xây dựng pháp luật sau khi hoãn xem xét vào cuối năm 2018. Do đó, việc quy hoạch tỉnh gặp vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch và lập hội đồng thẩm định.
Tỉnh Kiên Giang cũng cho biết, đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2004 đến nay đã không còn phù hợp với thực tế phát triển huyện đảo Phú Quốc.
Ngoài ra, theo Luật Quy hoạch, việc xây dựng quy hoạch cấp huyện sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh nhưng nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội của đảo Phú Quốc hiện đã vượt quy hoạch được duyệt. Do đó, nếu chờ quy hoạch tỉnh được lập theo Luật Quy hoạch sẽ khó khăn cho Phú Quốc trong định hướng các mục tiêu, phương hướng phát triển, cản trở quá trình thu hút kêu gọi đầu tư.
Theo Nghị định 29/2018, Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là 100 km2, có vị trí địa lý thuận lại cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế...
Khu kinh tế cũng được hưởng một số ưu đãi về thuế, ngành nghề ưu tiên, song mức ưu đãi thấp hơn so với những dự kiến triển khai với đặc khu kinh tế. Ví dụ, dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, tại khu kinh tế không được hưởng ưu đãi. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng với các dự án này là 20%. Còn tại đặc khu mức thuế là 17% trong 5 năm đầu. Về thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, dịch vụ kinh doanh đặt cược, tại khu kinh tế mức thuế được tính là 30 - 35%. Tại đặc khu, mức thuế được ưu đãi là 15% trong 10 năm.
- Cùng chuyên mục
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
3 động lực giúp thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được dự báo dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới nhờ trợ lực từ 3 động lực chính: Kinh tế phục hồi; Môi trường pháp lý được cải thiện; Đầu tư công tăng mạnh...
Bất động sản - 24/03/2025 06:45
Danh tính chủ tòa tháp 29 tầng vừa khởi công ở Hà Nội
Chủ đầu tư tòa tháp văn phòng và căn hộ khách sạn cao 29 tầng ở Hà Nội là CTCP Bất động sản Hoa Anh Đào, công ty con của TIG.
Bất động sản - 28/02/2025 08:31
Thị trường bất động sản Việt Nam dẫn đầu về phát triển công nghiệp và đầu tư
Bên cạnh Ấn Độ và Indonesia Việt Nam vươn lên thành một trong 3 thị trường bất động sản mới nổi dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2025 về tốc độ phát triển công nghiệp và đầu tư.
Bất động sản - 17/02/2025 07:04
Danh tính chủ đầu tư khu công nghiệp gần 1.800 tỷ đồng ở Bắc Giang
CTCP Thép Việt Úc vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án khu công nghiệp Mỹ Thái hơn 1.798 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Bất động sản - 16/02/2025 09:46
Hà Nội tìm chủ cho nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa 12.756 tỷ đồng
Hà Nội tìm nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án xây dựng nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề ở quận Tây Hồ có tổng mức đầu tư 12.756 tỷ đồng.
Bất động sản - 13/02/2025 12:59
Nhà phố Hà Nội ế khách thuê dịp cuối năm giá vẫn tăng cao
Nhiều mặt bằng cho thuê kinh doanh trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội ế khách đã lâu nhưng các chủ nhà vẫn kỳ vọng mức giá thuê khá cao.
Bất động sản - 15/01/2025 10:57
Đầu tư 'lướt sóng' nhà đất tăng trở lại, làm sao để tránh bẫy FOMO
Theo các chuyên gia BĐS, xu hướng mua nhà đất "lướt sóng" để kiếm lời đang tăng trở lại và tâm lý FOMO khiến không ít người lao vào đầu cơ BĐS kiếm lời nhanh.
Bất động sản - 13/01/2025 13:22
Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, đà tăng giá chung cư Hà Nội chững lại, ổn định hơn, không còn tình trạng sốt nóng như thời gian qua.
Bất động sản - 09/01/2025 14:48
FDI vào bất động sản Việt Nam tăng, vì sao?
Bất chấp dòng vốn FDI toàn cầu giảm, FDI vào bất động sản Việt Nam vẫn tăng, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường trăm triệu dân.
Bất động sản - 18/12/2024 06:30
Đà Nẵng gặp khó trong việc phát triển các dự án nhà ở
Việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tại TP. Đà Nẵng đều rất chậm do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ…
Bất động sản - 29/11/2024 07:08
Hà Nội: Bao giờ cầu Tứ Liên được xây dựng?
Cầu Tứ Liên (TP. Hà Nội) đang là một trong những dự án cầu qua sông Hồng đáng chú ý bởi quy mô, thiết kế hiện đại và tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kỳ vọng sẽ được khởi công vào Quý III/2025.
Bất động sản - 27/11/2024 10:38
Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 bị 'tuyệt chủng', không có khả năng xuất hiện trở lại tại Hà Nội và TP.HCM
Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng, tuy nhiên lại không được đáp ứng. Điều này tạo nên nhiều thách thức cho cả người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và các nhà quản lý.
Bất động sản - 26/11/2024 12:18
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago