Điểm lại những kiến nghị 'nóng' tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016

Kiến nghị về nới room sở hữu ngân hàng, lộ trình cổ phần hóa, cho vay các dự án nhà ở,... là những vấn đề đáng chú ý được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 (VBF 2016).
HỒ MAI
15, Tháng 06, 2017 | 07:34

Kiến nghị về nới room sở hữu ngân hàng, lộ trình cổ phần hóa, cho vay các dự án nhà ở,... là những vấn đề đáng chú ý được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 (VBF 2016).

Dự kiến, ngày 16/6 tới, Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) phối hợp với Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp giữa kỳ 2017 - đối thoại cao cấp giữa cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ tại Hà Nội.

VBF 2016

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2016. Ảnh: TTXVN

Nhân cuộc đối thoại lớn giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp sắp diễn ra, Nhadautu.vn xin điểm lại những kiến nghị 'nóng' tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm ngoái - VBF 2016.

Khối ngoại vẫn muốn nới room sở hữu ngân hàng

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra tháng 12/2016, Báo cáo của Nhóm Công tác Thị trường vốn tiếp tục nhấn mạnh đến những nội dung từng làm nóng nhiều VBF trước đó, trong đó có việc nới room và tiến trình cổ phần hóa.

Theo đánh giá của nhóm, Việt Nam đã có các thị trường vốn tuy nhiên các thị trường này chưa vận hành một cách hiệu quả do vốn huy động từ các thị trường này là rất nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp.

Nhóm công tác cho rằng, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP để tăng sở hữu nước ngoại tại các công ty đại chúng, tác động của nghị định đối với thị trường chứng khoán còn rất hạn chế.

Thủ tục hiện hành để tăng sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là rất phức tạp và được xét theo từng công ty cụ thể. Để tăng sở hữu nước ngoài, hiện nay các công ty đại chúng đi qua một trình tự rất tốn kém bao gồm việc thuê tư vấn, thuê luật sư;

Do đó, để thu hút được dòng vốn mới của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và vào những doanh nghiệp Nhà nước mới được cổ phần hóa, Việt Nam cần minh bạch hóa và tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng sở hữu nước ngoài.

Nhóm công tác cho rằng Chính phủ cần phân định rõ ràng đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán bằng cách quy định cụ thể rằng Luật Đầu tư không áp dụng đối với các công ty đại chúng và quỹ đầu tư đại chúng.

Đồng thời, cần cho phép sở hữu nước ngoài lên đến 100% trong các công ty đại chúng, trừ trường hợp luật pháp Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cụ thể và rõ ràng về tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn.

Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, nhóm đề xuất tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo đó đối với ngân hàng mà Nhà nước là cổ đông lớn hoặc ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, nhà đầu tư ngoại có thể sở hữu 35% cổ phần; còn đối với đối với ngân hàng đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng: nhà đầu tư ngoại có thể sở hữu 100%.

Doanh nghiệp chậm lên sàn, cần “xử” chủ tịch HĐQT

Bên cạnh kiến nghị liên quan đến nới room, Nhóm công tác thị trường vốn cũng đã đề xuất Chính phủ cần cụ thể hóa lộ trình cổ phần hóa theo hướng công khai danh sách các doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa, thời gian dự kiến cổ phần hóa.

Theo Nhóm công tác, giải pháp tăng tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài sẽ chỉ phát huy hiệu quả cao trong thu thu hút dòng vốn ngoại tham gia các đợt IPO khi các quy định về buộc doanh nghiệp gắn IPO với lên sàn được thực thi chặt chẽ như quy định tại Quyết định 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 60/2015 và Thông tư 180/2015 của Bộ Tài chính.

Với những doanh nghiệp không tuân thủ thời hạn lên sàn, cần tăng mức phạt lên 10% lợi nhuận ròng của công ty, đồng thời buộc chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm cá nhân khi để công ty vi phạm quy định về thời hạn và thủ tục niêm yết.

Nhà đầu tư ngoại lo bị cấm cho vay các dự án nhà ở

Theo Nhóm công tác Đầu tư và Thương mại tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), các nhà đầu tư ngoại đang trở thành đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định mới cấm hoạt động cấp vốn vay nước ngoài cho các dự án nhà ở.

Theo nhận định của nhóm công tác, vòng sửa đổi sau cùng đối với Luật Nhà ở dường như chỉ cho phép các dự án nhà ở thương mại tiếp nhận vốn tài trợ từ các bên cho vay trong nước. Quy định hạn chế mới này, theo nhóm công tác, là xuất phát từ quan ngại của Chính phủ về khối lượng nợ nước ngoài có thể tích lũy.

Quy định hạn chế cấp vốn nước ngoài cho các dự án nhà ở là xuất phát từ quan ngại về khối lượng nợ nước ngoài có thể tích lũyCụ thể, tại Điều 69, Luật Nhà ở năm 2015 hiện hành đã đưa ra danh sách 4 nguồn vốn huy động cho các nhà án nhà ở thương mại. Nguồn vốn đầu tiên là vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Tiếp đến là vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nguồn vốn thứ ba là tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước. Cuối cùng là vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Theo nhóm công tác, danh sách này không đưa ra hình thức huy động vốn từ các nguồn khác, chẳng hạn như nguồn vốn ở nước ngoài. Do vậy, quy định này được hiểu là không cho phép vốn vay nước ngoài đối với các dự án nhà ở.

Thực tế, Luật Nhà ở trước đây cho phép dự án nhà ở thương mại huy động vốn từ các nguồn khác, ví dụ như cổ đông nước ngoài và các khoản vay ngân hàng, bởi tại Khoản 5, Điều 38, Luật Nhà ở cũ có quy định “vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật” là một phần trong nguồn vốn khả dụng cho các dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, Luật Nhà ở hiện hành đã loại bỏ quy định này.

Nhóm công tác cũng chỉ ra hàng loạt rủi ro tiêu cực gây trở ngại trong việc huy động vốn vay từ nước ngoài cho các dự án nhà ở, trong đó, ngân hàng là chủ thể mang tầm ảnh hưởng rất lớn.

Chẳng hạn, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bất kỳ khoản vay nào từ các bên cho vay nước ngoài có thời hạn từ trên một năm phải được đăng ký với NHNN. Điều này tạo ra một rủi ro là NHNN có thể từ chối đăng ký bất kỳ khoản vay nước ngoài nào cho việc phát triển các dự án nhà ở thương mại khi căn cứ vào ngôn từ của Luật Nhà ở sửa đổi.

Ngay đối với các ngân hàng trong nước mà công ty dự án mở tài khoản vốn để phát triển dự án nhà ở thương mại, bộ phận pháp chế/tuân thủ pháp luật của ngân hàng trong nước đó cũng có thể ‘lưu ý cảnh báo’ việc cấp tín dụng, sử dụng và hoàn trả số tiền vay nước ngoài để phát triển dự án nhà ở thương mại, căn cứ theo hạn chế nêu trên trong Luật Nhà ở hiện hành. Hệ quả là, ngân hàng trong nước có thể từ chối sử dụng số tiền đó cho việc phát triển dự án.

Trước những rủi ro hiển hiện trước mắt, nhóm công tác tỏ ra quan ngại rằng Luật Nhà ở sửa đổi sẽ được thi hành theo hướng cấm huy động vốn vay nước ngoài cho các dự án nhà ở. Thêm vào đó, nhóm công tác cũng cho rằng, vấn đề quản lý ngoại hối và nợ nước ngoài là cần phải được xem xét, nhưng cũng cần có những giới hạn và điều kiện hợp lý về vay vốn nước ngoài mà không cần phải cấm hoàn toàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ