Để doanh nghiệp không bị 'nuốt chửng' trước làn sóng M&A

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thành Huy, nguyên Phụ trách thương vụ Việt Nam tại Thái Lan nhận định, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng được hệ sinh thái phát triển bền vững, có sự chủ động thích ứng với thị trường và tăng cường tính kết nối với các doanh nghiệp khác, để không bị "nuốt chửng" trong bối cảnh M&A đang là xu thế.
LIÊN THƯỢNG
25, Tháng 03, 2024 | 06:50

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thành Huy, nguyên Phụ trách thương vụ Việt Nam tại Thái Lan nhận định, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng được hệ sinh thái phát triển bền vững, có sự chủ động thích ứng với thị trường và tăng cường tính kết nối với các doanh nghiệp khác, để không bị "nuốt chửng" trong bối cảnh M&A đang là xu thế.

Empty

Công ty Cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy), một trong những thương hiệu bán lẻ và thực phẩm nổi tiếng của Việt Nam đã về tay tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) cuối năm ngoái. Ảnh: Đăng Kiệt.

Trả lời Nhadautu.vn về xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) thời gian qua tại các doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Thành Huy, nguyên Phụ trách thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho rằng, M&A đang là xu hướng chung của toàn cầu. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, M&A cũng là vấn nạn nếu doanh nghiệp không có đối sách phù hợp.

"Theo kinh nghiệm của tôi, doanh nghiệp Việt thiếu tính đoàn kết, kết nối. Ở thị trường Thái Lan, tôi quan sát thấy các doanh nghiệp rất hay đi chung hỗ trợ nhau. Thêm nữa là tính bền vững. Phát triển bền vững có đến 17 tiêu chí, không chỉ là môi trường. Bền vững là doanh nghiệp có thể kinh doanh lâu dài, vững chãi, đi đến đích. Trong khi nhiều doanh nghiệp Việt chưa hiểu hết và chưa xây dựng được hệ sinh thái phát triển bền vững. Điều này khiến doanh nghiệp loay hoay và dễ bị thâu tóm", ông Huy phân tích.

Theo ông Huy, có 3 yếu tố giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ và F&B có thể đứng vững, không đánh mất mình trước làn sóng M&A là sự khác biệt, chủ động phát triển kinh doanh và thích ứng thị trường và đặc biệt là tính kết nối cộng đồng.

"Doanh nghiệp khi xúc tiến thương mại cần xác định rõ thế mạnh, sự khác biệt của mình. Tiếp theo là sự chủ động phát triển kinh doanh, thích ứng thị trường, tạo dựng hệ sinh thái sản phẩm nhiều giá trị. Cuối cùng và quan trọng nhất là tính kết nối. Khi các doanh nghiệp cùng "bắt tay" tạo nên một cộng đồng kinh doanh bền vững, đầy tính cộng hưởng và có thể tận dụng thế mạnh và hiểu rõ đối thủ, tạo dựng vị thế đồng hành cùng phát triển, là vũ khí để bảo vệ doanh nghiệp không bị thâu tóm", vị chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm xúc tiến thương mại tại Thái Lan nhận định.

Empty

Ông Nguyễn Thành Huy (áo vest đen) cho rằng, doanh nghiệp Việt cần chú trọng xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững để không bị thâu tóm. Ảnh: Đăng Kiệt.

Theo ông Huy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo dựng được hệ sinh thái giá trị bền vững, dù đã có thời gian kinh doanh khá dài. Cùng với đó, trong tiến trình hội nhập, doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của quốc tế, không làm sản phẩm phù hợp với yêu cầu của quốc tế sẽ rất khó tồn tại.

Trong khi đó, tại một hội thảo bán lẻ gần đây ở TP.HCM, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, có hai kiểu M&A. Thứ nhất là các doanh nghiệp tìm nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển bền vững phát triển lâu dài. Thứ hai là những doanh nghiệp muốn "bán đứt", rút khỏi thị trường.

"Điều này sẽ làm suy yếu nội lực Việt Nam. Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư FDI. Chúng ta không thể có nền kinh tế trung bình cao hay cao nếu không tự lực tự cường, mà chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài. M&A theo cách để tăng cường năng lực doanh nghiệp trong nước thì tôi ủng hộ, còn nếu theo cách bán mình nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì là cái rất đáng lo", bà Phạm Chi Lan nhận định.

Theo bà Phạm Chi Lan, tìm kiếm nguồn vốn ở bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi, hiện nay nguồn vốn trong nước đắt đỏ, chi phí vốn cao so với các nước xung quanh chưa kể đến nước phát triển. Các doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận vốn. Mặt khác, bên cạnh nguồn vốn thì các doanh nghiệp còn tìm kiếm các yếu tố khác khi mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua các thương vụ M&A đó là: công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Empty

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằngdoanh nghiệp bán lẻ nội địa buộc phải đầu tư công nghệ hóa, điện toán hóa, logistics bài bản hơn và những giá trị cộng thêm khác để gia tăng nội lực, cạnh tranh thị phần. Ảnh: Đăng Kiệt

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho rằng thị trường đang bị phân hóa mạnh mẽ giữa doanh nghiệp bán lẻ FDI, FII, chỉ một vài doanh nghiệp còn giữ 100% vốn nội địa như Saigon Co.op, Satra. Tỉ lệ đóng góp của khối doanh nghiệp bán lẻ nội địa ngày càng giảm, chiếm chưa đến 40% tổng thị phần bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa buộc phải đầu tư công nghệ hóa, điện toán hóa, logistics bài bản hơn và những giá trị cộng thêm khác để gia tăng nội lực, chặn đà sụt giảm thị phần.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ