Dấu ấn ngoại giao Việt Nam: Chủ động, hội nhập, nâng cao vị thế
Những hoạt động đối ngoại cấp cao của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả mà còn giới thiệu hình ảnh một Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm.
Những tháng đầu năm năm 2023 đã chứng kiến những hoạt động ngoại giao sôi động của đất nước. Câu chuyện về một Việt Nam năng động, đổi mới luôn hiện hữu trong các diễn đàn cấp cao như Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia; hay trong các chuyến thăm song phương, đa phương của các nhà lãnh đạo cấp cao nước ta đến các nước đối tác, bè bạn.
"Một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế và cùng thế giới chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu", đó là thông điệp nổi bật từ những hoạt động đối ngoại quan trọng này. Tất cả đã thể hiện một vị thế mới của Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang có nhiều biến động.
Trước hết, phải khẳng định rằng, chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào tháng 4/2023, chuyến thăm và dự lễ đăng quang của Nhà Vua Anh Charles Đệ Tam tháng 5/2023 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tháng 5/2023 và trước đó là chuyến tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng 4/2023; chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina, Cộng hòa Đông Urguoay của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tháng 4/2023... đã ghi những dấu ấn đặc biệt của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 10/4/2023.
Thông qua những chuyến thăm quan trọng này, chúng ta đã củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước, mở ra những xung lực và cơ hội mới để tranh thủ sự hỗ trợ và nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong những hoạt động ngoại giao nổi bật này, thông điệp một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, cùng các nước xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định luôn được các nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh đến các nước bạn bè đối tác.
Chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào tháng 4/2023 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là một ví dụ. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa nhiều mặt và "đặc biệt". Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đi thăm nước CHDCND Lào đầu tiên ngay sau khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước, thể hiện chính sách nhất quán của ta luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Chuyến thăm diễn ra trong thời gian chỉ khoảng 30 tiếng đồng hồ, nhưng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có gần 20 hoạt động phong phú, trong đó đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào. Các nhà lãnh đạo hai nước đều khẳng định dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào với thông điệp "Việt Nam - CHDCND Lào: Sẽ tiếp tục sánh bước bên nhau phát triển giàu mạnh".

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo G7 và các nước khách mời dự phiên họp với chủ đề "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng".
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng vừa diễn ra tại hành phố Hiroshima (Nhật Bản) là một ví dụ khác cho thấy điều đó. Với khoảng 40 hoạt động tại hội nghị, trong lần thứ 3 được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh nhiều thông điệp quan trọng của Việt Nam.
Đó là: Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương; phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm cân bằng, hợp lý; hài hòa lợi ích giữa các quốc gia để "không ai bị bỏ lại phía sau"; sẵn sàng cùng LHQ và các quốc gia khác giải quyết các vấn đề toàn cầu...
Đáng chú ý, thông điệp của Việt Nam về việc "các quốc gia cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân"; các nước nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982... đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn bè quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: "Về đa phương ta đã đóng góp cách tiếp cận những giải pháp có ý nghĩa quan trọng từ góc độ của một nước đang phát triển một nền kinh tế đang chuyển đổi, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng toàn diện. Những cách tiếp cận và đề xuất của Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Hội nghị được các nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, góp phần tạo ra cách tiếp cận cân bằng, tổng thể nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu, nhất là trong vấn đề lương thực, y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng bảo vệ môi trường".
Nếu những thông điệp mà các nhà lãnh đạo Việt Nam chuyển tải ở hội nghị cấp cao G7, cấp cao ASEAN hay trong các chuyến thăm đến các nước bạn bè luôn để lại dấu ấn rõ nét và được các quốc gia đón nhận, thì ở bên kia bán cầu, trong các chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina, Cộng hòa Đông Urguoay của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hai từ Việt Nam cũng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Lãnh tụ cách mạng Cuba, Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel ngày 20/4.
Với hơn 80 hoạt động và gần 30 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến các nước bạn bè Mỹ Latinh không chỉ thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống mà còn mở ra một giai đoạn phát triển giữa Việt Nam với ba nước trên tất cả các trụ cột quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác nghị viện, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hóa - văn nghệ, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba Ángel Arzuaga bày tỏ: "Tôi rất cảm ơn và cảm động về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đinh Huệ và đoàn Việt Nam luôn bên cạnh Cuba. Việt Nam - Cuba đoàn kết nhất định thắng. Chuyến thăm không chỉ mang tính biểu tượng mà rất thiết thực. Mối quan hệ Việt Nam - Cuba đã, đang và sẽ là hình mẫu của thế giới".
Có thể nói những hoạt động đối ngoại quan trọng của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện dấu ấn đậm nét của Ngoại giao đa phương, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vai trò và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chúng ta không chỉ giới thiệu một Việt Nam đổi mới, năng động mà còn giới thiệu một Việt Nam là "điểm hẹn" của cơ hội, của tiềm năng và môi trường đầu tư.
Việc bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Việt Nam và Nhật Bản ký kết 3 văn kiện hợp tác ODA trị giá 61 tỷ yen cho các dự án Chương trình ODA thế hệ mới là một mính chứng khác. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: "Trong chuyến công tác đợt này có 3 hiệp định được ký kết với tổng số vốn là 61 tỷ Yên tương đương với 404 triệu USD, có 3 dự án, đặc biệt là với khoản vay là 50 tỷ Yên mà do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nhật và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cam kết để hỗ trợ phục hồi kinh tế và chống dịch COVID-19, khoản vay này lãi suất rất thấp, gần như bằng không, 00,01%/năm và 50 tỷ Yên này được hòa vào ngân sách. Đây là khoản ODA theo thế hệ mới và cũng là cái đột phá đầu tiên trong khoản vay không có điều kiện đính kèm mà được hòa vào ngân sách. Tôi cho rằng sắp tới sẽ mở ra một cái đột phá về ODA thế hệ mới với đối tác Nhật Bản để chúng ta có thể phát triển đường sắt cao tốc Bắc Nam và các dự án hạ tầng quan trọng khác."
Trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay, những hoạt động đối ngoại cấp cao của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích dân tộc do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Với hơn 500 hiệp định song phương và đa phương; với việc phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và việc đã có hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường... Việt Nam cũng đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế thông qua việc ký các hiệp định thương mại tự do, qua đó tạo ra những động lực to lớn cho phát triển. Và đây cũng là lý do Việt Nam đã trở thành "điểm hẹn" đón tiếp nhiều nguyên thủ, nhà lãnh đạo quốc gia và các nhà lãnh tổ chức quốc tế.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Australia David Hurley. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tháng 4/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đón tiếp và hội đàm với Toàn quyền Australia David Hurley nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Toàn quyền tới Việt Nam. Cũng tháng 4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala và Đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Séc thăm chính thức Việt Nam.
Tiếp đó là các chuyến thăm Việt Nam của Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel cùng Đoàn đại biểu cấp cao Luxembourg; chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken; chuyến thăm Việt Nam của ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung và mới nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo - Iweala (En-gâu-di Âu-con-giô Ai-uyn)... Tất cả một lần nữa đã khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong các chuyến thăm, các hội nghị cấp cao, các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam luôn nhấn mạnh thông điệp về một Việt Nam không ngừng đổi mới, vươn lên. Với việc xây dựng đất nước dựa vào 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Xuyên suốt quá trình đó, Việt Nam luôn lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Đây cũng là điều được các nhà ngoại giao đang sống và làm việc tại Việt Nam rất hoan nghênh. Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam nhận định: "Trước đây ai cũng biết về Việt Nam qua chiến tranh, nhưng bây giờ mọi người cũng muốn tìm hiểu về Việt Nam qua sự phát triển về kinh tế xã hội và qua những khu du lịch tuyệt vời. Cho nên Việt Nam dần dần sẽ trở nên một lựa chọn rất quan trọng với nhiều người nước ngoài, và họ đi đâu trên hành tinh của chúng ta cũng đều mang theo hai chữ Việt Nam để giới thiệu và truyền bá cho những người bạn bè của họ".
Còn Đại sứ Malaysia tại Việt Nam, ông Dato Tan Yang Thai khẳng định, Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Malaysia và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất về đầu tư: "Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Malaysia. Với nền kinh tế phát triển mạnh, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam không ngừng tăng trong những năm gần đây.
Malaysia quan tâm hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp và thủy sản, sản phẩm halal, thực phẩm chế biến, và linh kiện điện tử. Kim ngạch thương mại Malaysia - Việt Nam năm 2022 đạt 19,44 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2021. Đây là một thành công lớn trong bối cảnh mục tiêu kim ngạch song phương đã đặt ra là 18 tỷ USD."
Năm 2023 có ý nghĩa bản lề quan trọng nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII và sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Đất nước ta đang ở trong thời kỳ chiến lược mới để hiện thực hóa khát vọng trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.
Có thể thấy, những hoạt động đối ngoại cấp cao của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta những tháng đầu năm năm 2023 không chỉ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; mà còn giới thiệu hình ảnh một Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Từ đó, bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích chính đáng của đất nước; triến khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII "độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại"…
Đây cũng là dịp để Việt Nam và các nước bạn bè đối tác tạo thêm xung lực mới cho hợp tác đa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo, vì hòa bình ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng
Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.
Sự kiện - 23/03/2025 12:41
Thủ tướng: Bình Định chuẩn bị nguồn lực cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Làm việc tại Bình Định, Thủ tướng lưu ý, tỉnh này cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành dứt điểm các dự án hạ tầng trọng điểm; đồng thời, chuẩn bị tham gia các dự án mới như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 22/03/2025 22:48
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago