Đại hội đồng cổ đông SCB: Cổ đông bức xúc vì không được "quan tâm"

Nhàđầutư
Trong phiên chất vấn tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cổ đông tỏ ra bức xúc vì cho rằng không được Hội đồng quản trị (HĐQT) "chăm lo" và yêu cầu được mua lại cổ phần nhỏ lẻ.
NGUYỄN THOAN
18, Tháng 04, 2017 | 18:38

Nhàđầutư
Trong phiên chất vấn tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cổ đông tỏ ra bức xúc vì cho rằng không được Hội đồng quản trị (HĐQT) "chăm lo" và yêu cầu được mua lại cổ phần nhỏ lẻ.

scb dhdcd

ĐHĐCĐ  ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) năm 2017

Sáng 18/4, tại TPHCM, SCB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Báo cáo trước hội đồng, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho biết về tình hình hoạt động SCB sau hợp nhất.

Theo đó, tổng tài sản của SCB tính đến 31/12/2016 đạt 361.682 tỷ đồng, tăng 216.868 tỷ đồng so với đầu năm 2012, đứng thứ 5 về tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng. Tín dụng của SCB từng bước đa dạng hóa và mở rộng thị phần cho vay. Tính đến cuối năm 2016 đạt 222.183 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 0,68%.

Tính đến 31/12/2016, SCB đạt 136 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 74,3% kế hoạch. Tổng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2012 – 2016 ở mức 6.638 tỷ đồng, trong đó trích lập trái phiếu VAMC là 3.369 tỷ đồng.

Tuy đạt mức lợi nhuận khá trong năm 2016, nhưng SCB sẽ không chia cổ tức và dùng phần lợi nhuận giữ lại này để bổ sung tăng vốn tự có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính. Đối mặt với vấn đề này, nhiều cổ đông nhỏ lẻ tỏ ra không hài lòng và đặt vấn đề vấn đề chi phí hoạt động của ngân hàng quá lớn. 

Cụ thể, cổ đông đặt vấn đề: Lợi ích của cổ đông nhỏ lẻ hoàn toàn không có trong thời gian qua, thêm vào đó là chương trình tái cơ cấu tiếp tục nên cổ đông quá khổ. Chúng tôi rất muốn biểu quyết với Quỹ Dự phòng tài chính, Quỹ Khen thưởng, phúc lợi... nhưng rất khó vì cổ phần ít. Vậy, chúng tôi có lợi gì khi bỏ phiếu cho Quỹ Khen thưởng, phúc lợi? Đề nghị HĐQT mua lại cổ phần nhỏ lẻ của chúng tôi (dự đoán khoảng 100 tỷ đồng).

Hoặc cổ đông đặt vấn đề cân đối lợi ích, cổ đông này cho rằng việc chi tiền thưởng cho cán bộ, công nhân là điều hợp lý, nhưng tại sao cổ đông bỏ vốn ra lại không nhận được bất cứ khoản thu về nào, tại sao không được chăm lo? Về trích bổ sung vốn điều lệ theo quy định và không chia chẳng qua để bảo vệ cho khách hàng gửi tiền, cổ đông của chúng tôi có được bảo vệ không?

Trả lời cho câu hỏi trên của cổ đông, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB chia sẻ: Cổ đông nói tôi coi thường cổ đông là không đúng bản chất vấn đề với ý kiến của tôi. Nếu có những lời chưa được vừa ý cổ đông thì tôi xin lỗi. Nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép SCB chia cổ tức thì chúng tôi sẵn sàng chia. Nhưng SCB đang tái cơ cấu thì thay vì chia lợi nhuận thì giữ lại để vốn sinh sôi nảy nở, giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn. Đây là chủ trương chung của Chính phủ chứ không phải ý chí chủ quan của HĐQT SCB.

Về việc trích bổ sung vốn điều lệ nhưng phải thủ tục chuyển quỹ thành vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phần để tăng vốn. Chính xác nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ đến nay còn 151 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là 533 tỷ đồng thì còn lợi nhuận giữ lại hơn 600 tỷ đồng. Sau 4 năm sáp nhập thì SCB được như ngày hôm nay. Nợ quá hạn của SCB rất thấp, như mơ nhưng ngược lại sau tái cơ cấu khoản phải chi rất lớn. 

Về lợi ích của cổ đông thiểu số, trong đó có công ty con là Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long, ông Văn chia sẻ: SCB chỉ nắm trên 75%, số cổ đông thiểu số năm nay giảm so với các năm trước để nâng kiểm soát tại Bảo Long lên. Kết quả thì doanh thu 500 tỷ đồng năm 2014 thì 2016 đã hơn 800 tỷ đồng và năm 2017 hơn 1.000 tỷ đồng. Bảo Long giúp SCB bán chéo sản phẩm rất tốt.

Trả lời chất vấn của cổ đông về quá trình tái cơ cấu và khi nào SCB lên sàn chứng khoán, ông Văn cho biết: Theo đề án tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015-2019 đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chúng tôi đã báo cáo rõ trong tài liệu. Do đó, đến năm 2019 SCB sẽ kết thúc tái cơ cấu giai đoạn 2. Giai đoạn tái cơ cấu 1 đã thực hiện xong, kết quả khá tốt. Các chỉ số hoạt động của SCB đã được gửi Ngân hàng Nhà nước hằng tháng và đạt mức trung bình khá trong hệ thống. Năm sau SCB sẽ có những chỉ số rõ hơn về hoạt động kinh doanh, an toàn cho cổ đông rõ hơn.

Theo kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước, SCB đã khắc phục trên 77% kiến nghị của Thanh tra, trong đó có khắc phục nợ xấu... Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận lộ trình khắc phục nợ xấu của SCB trong thời gian tới.

Theo đó, ngay sau khi hợp nhất, SCB chú trọng thực hiện các giải pháp tăng vốn huy động nhằm đảm bảo thanh khoản, tái cấu trúc nguồn vốn và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. SCB đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng bạn trước hợp nhất.

Năm 2017, SCB dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 16.000 tỷ đồng, tăng tổng tài sản ở mức 427.021 tỷ đồng (tăng 18% so với 2016). Tổng dư nợ tín dụng dự kiến 251.234 tỷ đồng, tăng 14,1%. Góp vốn và đầu tư dự kiến 92.801 tỷ đồng, tăng 44%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 171 tỷ đồng, tăng 25%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ