'Đại gia' Nguyễn Văn Dương có thể đã thoái lượng lớn cổ phần tại Đầu tư UDIC

Nhàđầutư
Sở hữu khối tài sản hơn nửa nghìn tỷ đồng, song Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư UDIC ông Nguyễn Văn Dương lại là cái tên kín tiếng trong giới đầu tư.
XUÂN TIÊN
23, Tháng 12, 2017 | 06:56

Nhàđầutư
Sở hữu khối tài sản hơn nửa nghìn tỷ đồng, song Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư UDIC ông Nguyễn Văn Dương lại là cái tên kín tiếng trong giới đầu tư.

Screen Shot 2017-12-23 at 1.49.42 AM

 SBRC giới thiệu Đầu tư UDIC là công ty con với tỷ lệ sở hữu 51%. Nguồn: Website SBRC

Thông tin mới cập nhật từ website của Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn (SBRC) cho biết SBRC đã nắm 51% vốn cổ phần của Công ty CP Đầu tư UDIC (tổng vốn điều lệ 781,73 tỷ đồng). 

Diễn biến đáng chú ý cho thấy có sự thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông của Đầu tư UDIC - pháp nhân gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Văn Dương.

Trước đó, dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy trong đợt tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 528,37 tỷ đồng của Đầu tư UDIC vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Văn Dương đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 85,05% lên 99,29%, tương đương giá trị vốn góp 524,6 tỷ đồng.

Trong đợt tăng vốn này, hai cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) và Công ty CP Thương mại Việt Hồng đã thoái hết vốn khỏi Đầu tư UDIC. Bản thân Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cũng giảm tỷ lệ sở hữu từ 12,5% về 0,71%.

Với việc SBRC công bố sở hữu quá nửa cổ phần của Đầu tư UDIC, rất có thể ông Nguyễn Văn Dương đã thoái lượng lớn cổ phần tại doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông. 

Công ty CP Đầu tư UDIC được thành lập tháng 1/2010. Pháp nhân do ông Nguyễn Văn Dương đứng tên Chủ tịch HĐQT không mấy nổi bật cho đến khi được chấp thuận đứng đầu liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng vốn 12.188,66 tỷ đồng.

bot-bac-giang-lang-son

 BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đình trệ thời gian dài

Trong doanh nghiệp dự án Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, Đầu tư UDIC góp hơn 491 tỷ đồng, chiếm 38% vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành góp vốn hơn 349 tỷ đồng (chiếm 27% vốn chủ sở hữu); Công ty CP Đầu tư 468 góp vốn hơn 194 (chiếm 15% vốn chủ sở hữu). 2 công ty còn lại là Công ty CP Giao thông xây dựng số 1 và Công ty TNHH Mỹ Đà, mỗi công ty góp hơn 129 tỷ đồng (chiếm 10% vốn chủ sở hữu).

Dự án được khởi công từ tháng 7/2015, tuy nhiên nhanh chóng rơi vào tình trạng đình trệ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2018, với thời gian thu phí hoàn vốn đầu tư là 21 năm 5 tháng. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng với Bộ GTVT, liên danh nhà đầu tư đã vi phạm các quy định về huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay và bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Việc liên danh nhà đầu tư không thể thu xếp được vốn chủ sở hữu và ký được hợp đồng tín dụng vay vốn với ngân hàng đã khiến dự án BOT này rơi vào bế tắc và 'dậm chân tại chỗ' trong gần 1 năm. Vào tháng 3/2017, Bộ GTVT đã ra văn bản dự kiến phương án chấm dứt hợp đồng với liên danh nhà đầu tư BOT.

Bộ GTVT cuối tháng 5/2017 đã phải kêu gọi sự tham gia của Công ty CP Đầu tư Đèo Cả nhằm mua lại cổ phần của Công ty CP Đầu tư UDIC. Với sự tham gia của nhân tố mới, Vietinbank ngay sau đó đã ký hợp đồng tài trợ 10.169 tỷ đồng cho dự án.

Thực trạng khó khăn của Đầu tư UDIC còn thể hiện qua vụ việc nhiều nhà thầu phụ vào giữa năm 2015 đồng loạt tố cáo doanh nghiệp của ông Nguyễn Văn Dương 'bùng' nợ hàng tỷ đồng tại công trình Bệnh viện Sản - Nhi Sóc Trăng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ