Đại diện taxi Mai Linh: Dự thảo Luật Cạnh tranh chưa có nội dung để lường trước những mô hình kinh tế mới

Nhàđầutư
Đại diện hãng taxi Mai Linh cho rằng, Luật Cạnh tranh sửa đổi nên có những ngôn từ để có lường trước/dự kiến được những mô hình kinh tế mới trong tương lai, ít nhất là 5-7 năm.
ANH MAI
26, Tháng 10, 2018 | 06:35

Nhàđầutư
Đại diện hãng taxi Mai Linh cho rằng, Luật Cạnh tranh sửa đổi nên có những ngôn từ để có lường trước/dự kiến được những mô hình kinh tế mới trong tương lai, ít nhất là 5-7 năm.

Tai Hội thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh diễn ra ngày 25/10, đại diện pháp chế của Công ty Mai Linh cho rằng, xét về gốc độ kinh tế, Nghị định này mới chỉ bàn đến nền kinh tế hiện nay, trong khi Nghị định ban hành năm 2004 đến năm nay (2018) tức là mười mấy năm mới sửa đổi. Và khi Nghị định 2018 được ban hành, mười mấy năm sau mới sửa đổi thì khi đó nền kinh tế đã khác đi nhiều.

"Với cuộc cách mạng 4.0 sẽ có rất nhiều mô hình kinh tế mới. Trong khi đó Dự thảo Nghị định chưa đưa ra được những ngôn từ có thể lường trước được tương lai", đại diện taxi Mai Linh nói.

Vị này nói thêm: "Như vừa rồi trường hợp Uber, Grab, người thì cho rằng đây là loại hình kinh doanh taxi, người khác thì nói là hoạt động kinh doanh phần mềm. Có thể 3 năm nữa, sẽ xuất hiện một hãng nào đó có sản phầm là một mắt kính ảo, muốn độc quyền bán mắt kính đó tại Việt Nam. Mọi người có thể đổ xô đi mua mắt kính này từ một hãng độc quyền ngồi ở thiên đường thuế, ở một quần đảo và có thể khống chế cả nền kinh tế. Chúng ta nên đặt những ngôn từ vào trong dự thảo luật để lường trước/dự kiến được tương lai đó, ít nhất là 5-7 năm".

grab cc

 

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cũng thừa nhận đang có rào cản về mặt pháp lý như với trường hợp Uber, Grab để xác định các doanh nghiệp này thuộc loại hình nào. 

Liên quan đến câu chuyện Grab, mới đây, tại phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab (Grab), đại diện VKSND TP.HCM cho rằng có cơ sở khẳng định Grab đã gây thiệt hại cho Vinasun và đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường cho Vinasun 41,2 tỷ đồng, bồi thường 1 lần.

Theo kết luận của VKSND TP.HCM, trong đăng ký doanh nghiệp của Grab có ngành nghề kinh doanh là vận tải hành khách đường bộ, trừ vận tải bằng xe buýt; Grab không đơn thuần là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải. VKSND TP.HCM xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi. 

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến phản đối, cho rằng Grab là công ty công nghệ. TS Lương Hoài Nam - một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, du lịch khẳng định Grab là công ty công nghệ, cung cấp kết nối giữa người vận tải và khách hàng. Grab không phải doanh nghiệp taxi hay bất kỳ doanh nghiệp vận tải nào khác bởi hãng không sở hữu phương tiện vận tải, cũng như lái xe.

"Grab là trường hợp điển hình về công nghệ 4.0 làm thay đổi cuộc sống, thay đổi cách thức kinh doanh và hướng tiếp cận khách hàng", TS Lương Hoài Nam nói và cho rằng nếu toà xử cho Vinasun thắng kiện Grab thì đây sẽ là một "cái tát" vào môi trường kinh doanh, vào chủ trương phát triển công nghệ 4.0 của Việt Nam.

Nói với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho biết thêm, dự kiến tháng 11 tới đây sẽ có báo cáo điều tra chính thức về cạnh tranh tại Việt Nam vụ Grab mua lại Uber. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ