Đại biểu Quốc hội: Phải nghĩ đến cứu doanh nghiệp như cứu người

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng lúc này phải nghĩ đến "cứu trợ doanh nghiệp như cứu người", trước mắt là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không bị phá sản, không phải rút lui khỏi thị trường, sau đó tính đến lâu dài.
BẢO LÂM
25, Tháng 06, 2021 | 10:59

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng lúc này phải nghĩ đến "cứu trợ doanh nghiệp như cứu người", trước mắt là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không bị phá sản, không phải rút lui khỏi thị trường, sau đó tính đến lâu dài.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tiến hành thẩm tra báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và giải pháp 6 tháng cuối năm 2021.

GDP thấp hơn mục tiêu đề ra

Báo cáo một số chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2021 của Chính phủ, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ (tăng 6,22%) và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản Chính phủ cập nhật lại tại thời điểm quý I.2021 (tăng 5,92%).

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh Nghị quyết Đại hội XIII bắt đầu vào cuộc sống, nhân sự mới kiện toàn, đất nước có nhiều khí thế mới, động lực mới, khát vọng mới, chúng ta đang triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19, dư địa các ngành còn nhiều, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng, không điều chỉnh vội.

nguyen-chi-dung

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Đại biểu Nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay đã xây dựng kịch bản tăng trưởng rõ hơn; quý III và quý IV từng ngành, từng lĩnh vực sẽ làm gì. "Chúng tôi thấy có dư địa để đạt được mục tiêu tăng trưởng (Quốc hội giao 6%, Chính phủ đề ra 6,5%) nhưng phải quyết tâm cao vì mọi diễn biến rất khó lường", ông Dũng nói.

"Cứu doanh nghiệp như cứu người"

Cho ý kiến về báo cáo, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phân tích trong 6 tháng cuối năm, Chính phủ rất cần xác định rõ phương thức hành động để thực hiện mục tiêu kép. Giai đoạn này phải thay đổi, khác với 2020. Năm 2020, ta thực hiện mục tiêu kép trong tình thế tương đối e ngại với dịch bệnh thì giờ xác định rõ phải sống chung với dịch bệnh.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, trong 6 tháng cuối năm, Chính phủ phải chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc về truy vết nhanh, cách ly đúng đối tượng, phong tỏa hẹp; chuyển hướng sang chấp nhận có dịch trong cộng đồng thay vì loại trừ tuyệt đối như trước. Việc này sẽ nới lỏng được các điều kiện phát triển kinh tế như bình thường.

"Tôi ủng hộ quan điểm chống dịch như chống giặc, nhưng cũng phải nghĩ đến cứu trợ doanh nghiệp như cứu người. Việc cứu doanh nghiệp phải đạt được 2 mục tiêu. Trước mắt là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không bị phá sản, không phải rút lui khỏi thị trường.

hoang-duc-cuong

đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Bảo Lâm.

Về lâu dài, trong tác động của đại dịch, nhiều doanh nghiệp không thể duy trì hướng làm ăn cũ và thấy được rằng cần phải bắt tay, liên kết với nhau mới tạo được sức mạnh. Vì vậy, mục tiêu thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, hướng sản xuất, liên kết để tạo chuỗi vì sau đại dịch cạnh tranh sẽ rất khốc liệt", vị đại biểu Quốc hội nêu vấn đề.

Muốn xây dựng được chính sách hỗ trợ mới hiệu quả, các ý kiến đại biểu tại phiên họp còn cho rằng, Chính phủ cần có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ trong thời gian qua; đánh giá lại toàn diện các nguồn lực tài chính mà Chính phủ có được để "liệu cơm gắp mắm" trước khi xác định quy mô gói cứu trợ lần này.

Chính phủ cũng cần phải tính đến nguồn thu ngân sách không chỉ riêng năm 2021 mà còn căn cứ vào kịch bản nguồn thu những năm tới. Nợ công cũng là yếu tố phải "soi", bởi kể cả khi cần tiền để hỗ trợ doanh nghiệp, thì kỷ luật tài khóa vẫn cần được duy trì, ngưỡng nợ công/GDP cần thiết phải được giữ vững nhằm bảo đảm ổn định vĩ mô và an toàn tài chính cho dài hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ