Cựu Bộ trưởng Mỹ với bài xã luận đanh thép: Đã đến lúc chia tay Facebook, và cả Google, Apple, Amazon nữa?

Công nghệ lớn đang mở ra một thời đại hoàng kim mới nhưng chúng ta cần phải học lại các bài học mà thời đại hoàng kim đầu tiên đã để lại, cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ Robert Reich viết trongg bài xã luận trên The Guardian online.
Robert Reich
26, Tháng 11, 2018 | 09:54

Công nghệ lớn đang mở ra một thời đại hoàng kim mới nhưng chúng ta cần phải học lại các bài học mà thời đại hoàng kim đầu tiên đã để lại, cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ Robert Reich viết trongg bài xã luận trên The Guardian online.

Tờ the New York Times cách đây không lâu có bài điều tra trong đó tiết lộ rằng các giám đốc điều hành Facebook đã giữ lại bằng chứng về hoạt động của Nga trên nền tảng của họ lâu hơn so với trước đây. Họ cũng đã thuê một công ty nghiên cứu chính trị đối lập để làm bẽ mặt các nhà bình luận chính trị.

facebook-logo

Facebook đang đối mặt với nhiều bê bối. Ảnh nguôn Cnet

Bức tranh lớn của câu chuyện nằm ở dưới đây.

Thời kỳ hoàng kim lần thứ nhất của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 được bắt đầu với một loạt các phát minh lớn như: xe lửa, sản xuất thép, khai thác dầu..., tích lũy đến đỉnh điểm thành các siêu tập đoàn (trust) với chủ sở hữu là các ông trùm 'kẻ cướp', những người sử dụng sự giàu có và quyền lực của mình để đẩy lùi những kẻ cạnh tranh và tha hóa các chính trị gia Mỹ.

Giờ thì chúng ta đang sống trong thời kỳ hoàng kim lần thứ hai, được dẫn dắt bởi các chất bán dẫn, phần mềm và internet, những thứ đã sản sinh ra các công ty công nghệ khổng lồ.

Facebook và Google thống trị thị trường quảng cáo. Chúng là những điểm dừng đầu tiên của rất nhiều người Mỹ khi họ kiếm tìm thông tin. Apple thì thống trị thị trường điện thoại thông minh và máy tính. Amazon giờ là điểm đến thứ 3 của người tiêu dùng Mỹ khi học kiếm tìm thông tin để mua hàng.

Digitalwworld

Doanh thu quảng cáo của Google và Facebook thống trị ngành quảng cáo trực tuyến. Minh họa nguồn eMarketer

Sự hợp nhất trong lòng kinh tế Mỹ này đặt ra hai vấn đề lớn.

Thứ nhất, nó cản trở các đổi mới sáng tạo. Trái ngược với cái nhìn thông thường về nền kinh tế Mỹ là luôn sục sôi với các công ty nhỏ đầy sức sáng tạo, tỉ lệ các doanh nghiệp mới hình thành và tạo ra việc làm mới ở nước Mỹ đã giảm xuống một nửa kể từ năm 2004, theo kết quả của điều tra dân số.

Trở ngại chính là gì? Đó chính là việc thâu tóm các bằng sáng chế (patent) , dữ liệu, mạng lưới và các nền tảng thống trị của các công ty lớn đã tạo ra các rào cản đáng gờm cho những người mới tham gia thị trường.

GoogleandAmazon

Tăng trưởng doanh thu của Amazon lớn gấp 3 lần Google. Nguồn eMarketer

Vấn đề thứ hai là chính trị. Sự tập trung quyền lực kinh tế khủng khiếp này tạo ra một sự bành trướng chính trị dễ bị lạm dụng, đó là điều mà bài điều tra Facebook cách đây khoảng một tuần của tờ New York Times đề cập đến.

Sẽ mất bao lâu thì điều đó đến khi mà trước đấy, Facebook dùng các dữ liệu và nền tảng của mình để chống lại những lời chỉ trích, hay trước đấy, chính những người chỉ trích tiềm năng buộc phải im lặng ngay chính bởi khả năng nói trên của Facebook?

Nước Mỹ, bằng các luật chống độc quyền, đã phản ứng lại sự lạm dụng quyền lực của các công ty, và chính các bộ luật đó giúp chính quyền phá vỡ sự tập trung lớn nhất về quyền lực.

Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt đã từng theo dõi sát sao Công ty Chứng khoán miền Bắc (Northern Securities Company), một siêu tập đoàn đường sắt do JP Morgan và John D Rockefeller, hai doanh nhân quyền lực nhất nước Mỹ lúc đó tài trợ. Tòa án Tối cao Mỹ đã trợ giúp Tổng thống Roosevelt và ra lệnh cho công ty khổng lồ kia tự giải tán.

Anti-Trust-Act

Luật chống độc quyền đã nhiều lần được Mỹ áp dụng để chống lại sự bành trướng của các đế chế kinh tế. Minh họa nguồn Net Friends

Năm 1911, Tổng thống Mỹ William Howard Taft đã phá vỡ sự phát triển kinh khủng của đế chế dầu mỏ Standard Oil. 

Giờ có lẽ (nước Mỹ-người dịch) phải sử dụng luật chống độc quyền một lần nữa. Chúng ta nên chia nhỏ những công ty công nghệ khổng lồ, hoặc ít nhất buộc các công ty đó phải chia sẻ độc quyền của chúng về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tiếp cận các dữ liệu của công chúng, và chia sẻ nền tảng của họ với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.

Sẽ phải có một chút phí tổn cho nền kinh tế, khi mà các tập đoàn lớn dựa vào đổi mới công nghệ chứ không phải vào nền kinh tế qui mô lớn, và như đã nói ở trên, chúng có khả năng cản trở sự đổi mới trên tổng thể.

Nhưng điều này liệu có khả thi về mặt chính trị? Không giống như thời Tổng thống Cộng hoà Teddy Roosevelt, ông Trump và những người có quyền lực hiện nay ở Quốc hội Mỹ đang rất muốn áp dụng luật chống độc quyền.

antitrust

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ: "Chống độc quyền là một triết lý phi điều tiết". Minh họa của Ancebenevento

Các chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa luôn hào hứng khi nói về "thị trường tự do", nhưng lại chẳng hề thắc mắc khi các tập đoàn lớn vơ vét hết các chi tiêu của những người dân bình thường. Như luật sư quá cố Robert Pitofsky, người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang từng chú ý: "Chống độc quyền là một triết lý phi điều tiết. Nếu bạn muốn thị trường hoạt động tự do, tốt hơn hết là bạn hãy bảo vệ sự tự do cho thị trường đó".

Nhưng những người thuộc đảng Dân chủ, về phần mình lại chả mảy may mong muốn áp dụng luật chống độc quyền, đặc biệt đối với các tập đoàn lớn.

Năm 2012, nhóm làm việc tại văn phòng cạnh tranh của Ủy ban Thương mại Liên bang đã trình lên ủy ban một báo cáo dày 160 trang về chuyện Google thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm và các thị trường quảng cáo liên quan, và đề nghị đưa Google ra tòa vì đã có hành vi "dẫn tới kết quả và sẽ dẫn tới việc gây hại cho người tiêu dùng và cho việc đổi mới công nghệ".

GG gettyimages

Google từng nằm trong danh sách công ty bị đưa ra tòa vì độc quyền. Ảnh minh họa TOLGA AKMEN/AFP/Getty Images

Nhưng ủy ban lúc đó, với rất nhiều thành viên do đảng Dân chủ bổ nhiệm, đã không lựa chọn việc đưa Google ra tòa.

Đảng Dân chủ, trong nền tảng "thỏa thuận tốt hơn" mới nhất, mà họ đã hé lộ vài tháng trước kỳ bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, đã thấy có một dự thảo chống lại sự độc tôn của các tập đoàn lớn trong nhiều ngành công nghiệp, từ hàng không, mắt kính cho đến bia. Nhưng điều đáng chú ý là họ chả đề cập gì đến các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ.

Có thể những người của đảng Dân chủ không muốn tấn công ngành công nghệ bởi vì nó mang đến rất nhiều tài trợ cho đảng này. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 vừa diễn ra, ActBlue, nền tảng gây quỹ cho các ứng viên tiến bộ đã thu được gần 1 tỷ USD tài trợ từ các công ty công nghệ lớn nhất, theo Trung tâm Phản hồi Chính trị (Center for Responsive Politics) của Mỹ.

antitrust-law

New York Times: Quyền lực chính trị không thể tách biệt với quyền lực kinh tế. Minh họa nguồn apprendre-le-droit.fr

Như điều tra của tờ the New York Times đã chỉ rõ: Quyền lực chính trị không thể tách biệt với quyền lực kinh tế. Cả hai đều rất dễ bị lạm dụng.

Luật chống độc quyền của Mỹ được xem như một phương tiện để ngăn chặn các tập đoàn khổng lồ phá hoại nền dân chủ ở nước này. Thượng nghị sĩ bang Ohio John Sherman, người bảo trợ luật chống độc quyền đầu tiên của Mỹ ra đời vào năm 1890 đã từng nói: "Nếu chúng ta không cam chịu một vị vua như một quyền lực chính trị thì chúng ta cũng không nên cam chịu một vị vua bao trùm các ngành sản xuất, vận tải hay bán hàng".

Trong buổi đầu của Thời kỳ hoàng kim lần thứ hai này, các công ty lớn đứng ở trung tâm nền kinh tế Mỹ đang bóp méo thị trường và cả nền chính trị của chúng ta.

Chúng ta buộc phải hồi sinh lại luật chống độc quyền.

Hoàng An chuyển ngữ từ The Guardian

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ