Củng cố nền tảng chính trị quan hệ Việt - Trung

Nhàđầutư
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể coi là sự kiện đối ngoại quan trọng trong năm 2022, có vai trò đặc biệt trong việc củng cố nền tảng chính trị quan hệ Việt - Trung và môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
TƯỜNG LINH
21, Tháng 01, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể coi là sự kiện đối ngoại quan trọng trong năm 2022, có vai trò đặc biệt trong việc củng cố nền tảng chính trị quan hệ Việt - Trung và môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Sự kiện đối ngoại quan trọng trong năm 2022

Trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: "Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy".

Với định hướng đó, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022 có thể coi là sự kiện đối ngoại quan trọng trong năm 2022, có vai trò đặc biệt trong việc triển khai tích cực, mạnh mẽ đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Kết quả chuyến thăm đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy chính trị giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trung Quốc nằm trong số ít các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Hai nước còn chia sẻ mối quan hệ hợp tác láng giềng truyền thống lâu đời. Trong giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18/1/1950). Trải qua hơn 7 thập niên, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính. Hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu, cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở mỗi nước.

Chính vì thế, coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Điều này càng trở nên thiết thực trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, cùng nhiều thách thức như nguy cơ suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng và lương thực, các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, thiên tai, biến đổi khí hậu… Thúc đẩy quan hệ Việt - Trung sẽ góp phần duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và trên thế giới, phục vụ lợi ích phát triển của hai nước.

Thêm vào đó, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so năm 2020. Trong 10 tháng 2022, con số đó là 147,7 tỷ USD. Trung Quốc đã và đang trở thành thị trường quan trọng hàng đầu của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, với giá trị thương mại hai chiều trong lĩnh vực nông nghiệp tăng nhanh trong những năm qua và được dự báo còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc ngày một mở rộng, trong đó hai sản phẩm nổi bật là chanh leo và sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Về đầu tư, số liệu thống kê cho thấy trong 10 năm qua (tính đến tháng 10/2022), Trung Quốc có 3.512 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 22,6 tỉ USD. Ngoài ra, theo giới chuyên gia, Việt Nam không chỉ là thành viên chủ chốt của ASEAN mà còn là nền kinh tế quan trọng tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - thỏa thuận thương mại tự do đa phương lớn nhất thế giới đang được Trung Quốc và các nền kinh tế chủ chốt khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy mạnh mẽ. Có thể nói hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đem lại cho hai bên những lợi ích về kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác.

13

 

Phát triển quan hệ Việt – Trung trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn

Trong bối cảnh đó, thành công chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm là nó đã góp phần củng cố tin cậy chính trị, tạo nền tảng chính trị vững chắc để thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước. Cả hai bên đều nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Qua chuyến thăm, những quan điểm cốt lõi như tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước… đã nhận được sự đồng thuận cao và trở thành nhận thức chung của cả hai phía. Nó cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đều nhìn nhận và mong muốn phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Sự đón tiếp trọng thị mà phía Trung Quốc dành cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng không khí chân thành, thẳng thắn trong các cuộc hội đàm, hội kiến giữa người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Nhân đại toàn quốc và Chính hiệp Trung Quốc là minh chứng không chỉ thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam, mối quan hệ hai đảng, hai nước, mà còn với cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nó cho thấy với nỗ lực chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, đặc biệt là sự tương tác chặt chẽ giữa hai tổng bí thư, quan hệ hai nước đang đi đúng hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và 13 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực được ký kết trong chuyến thăm đã phản ánh một cách chân thực và sinh động về tầm vóc cũng như mức độ gắn kết của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Những định hướng lớn trong quan hệ giữa hai nước đã được cụ thể hóa bằng những thỏa thuận thiết thực nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai đảng, hai nước đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân hai nước.

Trong tương lai, các cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai đảng, hai nước sẽ được duy trì thường xuyên; vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh đảng sẽ được tăng cường và phát huy; các cuộc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ, phòng, chống tham nhũng, cũng như kinh nghiệm về bảo vệ nền tảng tư tưởng của đản sẽ được tăng cư ờng. Các cơ chế hợp tác, trao đổi giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được triển khai hiệu quả.

Với phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", nhiều nội dung hợp tác thực chất đã được thống nhất. Đó là thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với Sáng kiến "Vành đai và Con đường", đẩy mạnh tiến trình mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, mở các văn phòng thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là cam kết sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, kinh tế - thương mại, hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; nỗ lực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, tìm kiếm các biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.

Kết quả của chuyến thăm còn có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nó tạo cơ sở thúc đẩy mở rộng điểm đồng, góp phần giải quyết vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước. Trên cơ sở nhận thức chung về vai trò của việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển đối với sự phát triển của hai nước, những định hướng trong việc xử lý vấn đề tồn tại trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được đề cập. Đó là tuân thủ nhận th ức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp; giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982

Chuyến thăm khép lại nhưng kết quả chuyến thăm lại mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc theo hướng tăng cường kết nối chiến lược cho mục tiêu phát triển, phục hồi kinh tế sau đại dịch, kiểm soát thỏa đáng bất đồng, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ