Công ty thầu Xây dựng Tư nhân – Nhà nước: Hai mảng màu sáng – tối

Nhàđầutư
Trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân công bố mức lợi nhuận lên đến hàng ngàn tỷ đồng, các doanh nghiệp Xây dựng quốc doanh lại ngậm ngùi công bố báo cáo tài chính với tình trạng lỗ, hoặc mức lãi không đáng so với doanh thu đạt được.
HÓA KHOA
19, Tháng 06, 2018 | 07:27

Nhàđầutư
Trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân công bố mức lợi nhuận lên đến hàng ngàn tỷ đồng, các doanh nghiệp Xây dựng quốc doanh lại ngậm ngùi công bố báo cáo tài chính với tình trạng lỗ, hoặc mức lãi không đáng so với doanh thu đạt được.

nhadautu - doanh nghiep xay dung

 

Nhìn tổng thể trong quý I/2018, nhóm ngành Xây dựng báo cáo kết quả không quá tích cực. Số liệu từ SSI Research cho thấy, doanh thu toàn ngành tăng nhẹ +1,3% còn LNST giảm -34% so với cùng kỳ (sau khi loại bỏ lợi nhuận không thường xuyên của CII).

Việc LNST các doanh nghiệp này giảm được giải thích do giá VLXD tăng, chủ yếu là các mặt hàng sắt thép và cát.

Dù báo cáo kết quả kinh doanh giảm so với cùng kỳ, song vậy nhiều doanh nghiệp nhóm này vẫn ghi nhận mức lãi vài trăm tỷ đồng.  

Có thể kể đến hai doanh nghiệp Xây dựng dân dụng đầu ngành là HBC của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và CTD của Tập đoàn Coteccon lần lượt ghi nhận mức lãi là 135 tỷ đồng và 290 tỷ đồng tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của hai công ty này chiếm đến 22% nhóm Vật liệu – Xây dựng.

Một doanh nghiệp nhà thầu xây dựng khác đáng để điểm mặt là Công ty CP Fecon (mã FCN). Quý I/2018 vừa qua ghi nhận LNST Fecon tăng trưởng 41% đạt 23,2 tỷ đồng.

Fecon cho biết, việc các giá trị hợp đồng chuyển từ năm 2017 đạt trên 850 tỷ đồng được thực hiện và ghi nhận trong quý I và quý II/2018 là nguyên nhân dẫn đến KQKD tăng trưởng tốt. Ngoài ra, Fecn dự kiến quý II/2018 đạt doanh thu thêm 600 – 700 tỷ đồng.  

Nếu các nhà thầu Xây dựng tư nhân lớn mạnh với kết quả kinh doanh đến hàng trăm tỷ đồng, thì đội ngũ nhà thầu xây dựng có nguồn gốc nhà nước lại khá èo uột, thậm chí có những đơn vị không còn thương hiệu nữa.

Đơn cử, có thể kể tới Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (Coma - mã TCK) và Tổng Công ty Công ty CP Sông Hồng (mã SHG) tiếp tục công bố BCTC quý I/2018 với kết quả kinh doanh èo uột.

Coma hiện tại mới chỉ công bố BCTC riêng quý I/2018 với kết quả lỗ gần 5 tỷ đồng. Giải trình từ phía doanh nghiệp cho hay, việc kinh doanh lỗ do các chủ đầu tư hiện tại đang có một số vướng mắc với việc nghiệm thu quyết toán, do đó chưa nghiệm thu Công ty và doanh thu đạt được quý này không thể bù đắp nổi chi phí quản lý.

nhadautu - doanh nghiep thau xay dung

 

Trong khi đó, Tổng Công ty CP Sông Hồng đã công bố BCTC quý I/2018 với nhiều vấn đề được kiểm toán chỉ ra. Nợ ngắn hạn đã vượt Tài sản ngắn hạn (1.016 tỷ đồng) 264 tỷ đồng; Công ty mẹ tính đến ngày 31/3/2018 lỗ lũy kế đến gần 463 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 135,5 tỷ đồng, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 và quý I năm 2018 âm (-8,1 tỷ đồng), nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 264 tỷ đồng. Những điều kiện này cùng với nhiều vấn đề khác được nhấn mạnh đã khiến kiểm toán nghi ngờ về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Cổ phiếu SHG hiện đang nằm trong diện tiếp tục bị hạn chế giao dịch do tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung và không có biện pháp khắc phục.

Tổng Công ty CP Licogi (mã LIC) từng là một nhà thầu mạnh và uy tín xây dựng hạ tầng nhiều dự án. Song vậy, BCTC quý I/2018 cho thấy doanh nghiệp lỗ đến hơn 19,7 tỷ đồng. Cùng với đó, Nợ của Licogi đã đạt đến 4.092 tỷ đồng, chiếm đến hơn 90% Tổng tài sản Công ty.

Chưa kể đến ngay trong BCTC sau kiểm toán 2017, cổ đông LIC không khỏi ‘sốc’ khi mức lỗ sau thế của doanh nghiệp lên đến 71,7 tỷ đồng, tăng đến 82% so với trước kiểm toán.

Một doanh nghiệp nhà thầu xây dựng khác là Tổng Công ty Xây dựng số 1 (mã CC1) đã báo lãi hơn 64,5 tỷ đồng, tăng trưởng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Song vậy, con số này không quá cao khi Vốn chủ sở hữu CC1 đạt đến hơn 1.695 tỷ đồng.

Nguyên nhân đến từ ‘sự đối lập’ này?

Sự đối lập kết quả kinh doanh giữa doanh nghiệp thầu xây dựng Nhà nước và Tư nhân không phải không có căn cứ. HBC và CTD hay thậm chí ‘nhà thầu phụ’ như FCN đã xây dựng thương hiệu trên thị trường Xây dựng với nhiều hợp đồng ngàn tỷ.

Trao đổi với PV.Nhadautu.vn, TS Lưu Bích Hồ – Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, những người chủ các doanh nghiệp tư nhân này có ý thức và trách nhiệm rõ hơn nhiều so với chủ doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là họ cũng phải phấn đấu rất nhiều trong những điều kiện môi trường kinh doanh của nước ta còn có những hạn chế nhất định, thêm nữa thị trường thế giới nhiều khi còn diễn biến phức tạp...

"Ngoài ra cần thấy ở đây cũng còn tồn tại không ít hiện tượng được gọi là quan hệ thân hữu chi phối việc làm ăn kinh doanh rất đáng được quan tâm giải quyết", ông Hồ khẳng định.

Nói về sự yếu kém của các DNNN, ông Hồ nhận định, "Theo chủ trương cải cách DNNN, lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp không là lĩnh vực thật cần có sự hiện diện của các nhà thầu DNNN."

Ngoài ra, sự tồn tại và hoạt động của các DN loại này  từ lâu đã cho thấy có nhiều vấn đề, đặc biệt là làm ăn thua lỗ hoặc không lãi nhiều, hơn nữa còn là mảnh đất để sinh ra tham nhũng, lợi ích nhóm, không cần kể tên thì ai cũng đã rõ.

Cuối cùng, việc tiến hành cổ phần hoá còn chậm và nhất là sau khi cổ phần hoá không khẩn trương thực hiện đổi mới quản trị DN, không thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính, không minh bạch và công khai giải trình, qua kiểm toán mới phát hiện lỗ lãi rõ ràng. 

Điều này có thể thấy điển hình trong BCTC 2016 của Licogi, kiểm toán PWC đã chỉ ra nhiều 'bút toán' làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí của Licogi. 

Ông Hồ kết luận, "Như vậy có thể nói căn bệnh trầm kha của DNNN kém hiệu quả, dễ thất thoát vốn và lợi ích nhóm rất chậm được khắc phục. Những trường hợp của các DN  được nêu như Tổng Công ty CP Sông Hồng và COMA, dù đã có lực lượng lớn và có ít nhiều kết quả trong quá trình hoạt động đã qua, nhưng cũng là không ngoại lệ với những hạn chế nói trên."

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ