Công ty Tân Thuận (IPC) làm ăn ra sao dưới thời ông Tề Trí Dũng?

Nhàđầutư
Với mức đóng góp lợi nhuận lớn, các công ty con, công ty liên kết là động lực tăng trưởng chính của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) dưới thời Trí Dũng, tuy vậy đi liền với đó cũng là rủi ro khi IPC phải thoái vốn tại các đơn vị này.
HÓA KHOA
17, Tháng 05, 2019 | 17:08

Nhàđầutư
Với mức đóng góp lợi nhuận lớn, các công ty con, công ty liên kết là động lực tăng trưởng chính của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) dưới thời Trí Dũng, tuy vậy đi liền với đó cũng là rủi ro khi IPC phải thoái vốn tại các đơn vị này.

nhadautu - IPC thuc su te duoi thoi ong te tri dung

TPC Tân Thuận thực sự ‘tệ’ dưới thời ông Tề Trí Dũng?

Tháng 5/2015, ông Tề Trí Dũng trở thành Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) ở tuổi 34. Ngoài ra, ông Dũng cũng kiêm luôn Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước này.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.HCM) ngày 14/5 đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Tề Trí Dũng. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh khám xét nhà của bị can Tề Trí Dũng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM), thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến vụ án.

Ông Tề Trí Dũng bị khởi tố về hai tội danh: tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam, ông Tề Trí Dũng giữ chức Tổng Giám đốc IPC giai đoạn 2015 – 2018.

Hoạt động kinh doanh chính IPC sụt giảm, lợi nhuận trước thuế vẫn rất lớn!

Trong giai đoạn 2015 - 6/2018, doanh thu thuần IPC liên tục sụt giảm, nguyên nhân chủ đạo do hoạt động kinh doanh chính - doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng liên tục lao dốc.

Tổng doanh thu IPC bình quân giai đoạn 2015 – 6/2018 đạt khoảng 210,35 tỷ đồng, trong đó năm cao nhất 2015 đạt 322 tỷ đồng. Từ năm 2015 trở đi, doanh thu thuần IPC liên tục suy giảm mạnh, đáng kể nhất năm 2017 doanh thu thuần chỉ còn 88,8 tỷ đồng. Tính ra, bình quân tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này của IPC là -17%.

Đóng góp chủ đạo doanh thu chính trong giai đoạn 2015 – 2016 là mảng thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng. Cụ thể, trong năm 2015, mảng này đóng góp gần 156 tỷ đồng; năm 2016 đạt 145 tỷ đồng, nhưng sang năm 2017, hoạt động thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng không tạo ra doanh thu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến doanh thu năm 2017 ở mức thấp nhất.

Sang 6 tháng đầu năm 2018, cơ cấu doanh thu có sự chuyển dịch khi doanh thu bất động sản đóng vai trò chủ đạo đạt 77,5 tỷ đồng, gấp khoảng 4,5 lần so cùng kỳ, nhờ đó tổng doanh thu IPC mới đạt 110,6 tỷ đồng, vượt doanh thu cả năm 2017 cộng lại.

Doanh thu dù tăng trưởng âm, nhưng lãi trước thuế của IPC bình quân (2015 – 2017) tăng trưởng gần 31%. Trong đó, hai năm 2016 và 2017 lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 1.205 và 1.176 tỷ đồng. Điều này đến từ đóng góp lớn từ các công ty liên doanh, liên kết.

nhadautu - tan thuan 2018

Tình hình kinh doanh của IPC giai đoạn 2015 - 6T2018

Hiện tại, IPC đang có 1 công ty con là Công ty CP Tiếp vận Đông Sài Gòn (75%) và 8 công ty liên kết, bao gồm: Công ty TNHH Sepzone – Linh Trung (Việt Nam) (50%), Công ty CP Long Hậu (48,67%), Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (28,77%), Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước (40,54%), Công ty CP Thương mại Dịch vụ Hiệp Tân (33,33%), Công ty TNHH Tân Thuận (31,50%), Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (30%), Công ty CP Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (20%).

Trong năm 2015, các đơn vị này đóng góp 756,5 tỷ đồng; năm 2016 đạt 977 tỷ đồng; trong khi đó, sang năm 2017, các công ty liên doanh, liên kết đóng góp đến 1.073 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2018, dù doanh thu IPC chỉ đạt vỏn vẹn 110,6 tỷ đồng, nhưng nhờ 643,2 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, lãi trước thuế IPC đạt hơn 682,2 tỷ đồng, tăng trưởng gần 44,5% so với cùng kỳ.

Với mức đóng góp lợi nhuận lớn, các công ty này đang đóng vai trò thiết yếu với sự tăng trưởng của IPC, tuy vậy đi liền với đó cũng là rủi ro khi IPC phải thoái vốn tại các đơn vị này theo chỉ đạo sắp xếp đổi mới của Thành phố.

Về hệ số nợ/vốn chủ sở hữu, bảng cân đối kế toán các năm cho thấy IPC luôn duy trì ở mức bình quân gần 0,15 lần – mức rất an toàn theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 (hệ số nợ phải trả không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu). 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận, nợ phải trả IPC đạt 1.046 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 8.604 tỷ đồng. Tính ra, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu IPC đạt 0,12 lần.

nhadautu - can doi ke toan 2018

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu IPC từ năm 2015 - 6T2018

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ