Cơ quan phát triển Pháp hiến kế chống ngập cho Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Việt Nam xếp hạng 23/30 quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu. trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được cảnh báo có 1/3 diện tích bị ngập lụt, mất đất lớn nhất thế giới, đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi ngay từ bây giờ vùng này phải có chiến lược phòng chống, thích ứng.
NINH KHANG
28, Tháng 07, 2023 | 06:59

Nhàđầutư
Việt Nam xếp hạng 23/30 quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu. trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được cảnh báo có 1/3 diện tích bị ngập lụt, mất đất lớn nhất thế giới, đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi ngay từ bây giờ vùng này phải có chiến lược phòng chống, thích ứng.

can tho 1

Nhiều khu đô thị tại khu vực ĐBSCL có nguy cơ ngập sâu vào lúc triều cường. Ảnh PK

Cần xây dựng Atlas đô thị - khí hậu

Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 211/889 đô thị; tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 32%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 40,5%.

Dự báo trong giai đoạn 2021 - 2025 vùng ĐBSCL có trên 250 đô thị; nâng loại 137 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 khoảng 35 - 36%; 2030 đạt khoảng 42 - 48%, (dự kiến tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 45% vào 2025 và trên 50% vào năm 2030).

Toàn bộ 13 tỉnh có nguy cơ ngập lụt. Trong đó, các địa phương có nguy cơ ngập cao là các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc  Liêu, Sóc  Trăng, Cà Mau.

Các khu đô thị có nguy cơ ngập sâu trên 3m là TP. Châu Đốc và 8 thị trấn huyện lỵ với khoảng 200.000 người bị ảnh hưởng; Khu vực đô thị ngập từ 2 - 3m gồm 6 thị trấn huyện lỵ với khoảng 80.000 người bị ảnh hưởng; Khu vực ngập từ 1,0 - 2,0m gồm có 18 đô thị, trong đó có TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 15 thị trấn huyện lỵ khác; khoảng hơn 700.000 người bị ảnh hưởng.

Khu vực ngập nông dưới 1 m là 23 đô thị trong đó có 3 thành phố là Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho, 4 thị xã là Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long và 17 thị trấn huyện lỵ.

Cũng theo bà Lan, trong thời gian qua Bộ Xây dưng đã phối hợp của các Bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế như Cơ quan phát triển Pháp (AFD) thực hiện nghiên cứu và đã đưa ra đề xuất chống ngập đô thị theo khuyến nghị:

Tại khu vực ngập sâu: Hạn chế phát triển đô thị quy mô lớn và hạn chế san lấp mặt bằng quy mô diện tích lớn; phát triển đô thị theo tuyến song song với hướng thoát lũ nhằm giảm tác động của lũ đến đô thị.

Tại khu vực ngập trung bình: Phát triển đô thị quy mô diện tích lớn; tập trung theo hình thái đô thị nén; dành quỹ đất cần thiết để đào hồ, kết nối kênh rạch đảm bảo tiêu thoát nước; xây dựng mới, cải tạo và vận hành tốt các tuyến đê ngăn triều ở các cửa sông nhằm hạn chế tác động ngập lụt và xâm mặn đến đô thị.

Tại khu nhập nông: Phát triển đô thị tại các khu vực đất giồng, bãi bồi cao ở ven sông, ven biển; tại các khu vực đô thị xây dựng mật độ cao, san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng.

Tại các khu vực xây dựng với mật độ cao, Bộ Xây dựng khuyến nghị dùng phương pháp san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng, giải pháp đê bao chống lũ hoặc kết hợp cả hai giải pháp.

Tại khu vực xây dựng với mật độ thấp, Bộ Xây dựng khuyến nghị san đắp cục bộ theo vị trí công trình, dành quỹ đất còn lại trong từng khu chức năng để đào hồ, kết nối kênh rạch đảm bảo việc tiêu thoát nước. Khuyến khích phát triển các loại công trình, mô hình ở thích nghi với lũ.

"Bộ Xây dưng mong muốn nhận được sự phối hợp của các Bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế như AFD thực hiện Quyết định 438 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 được thực hiện ở tất cả các cấp độ, từ quản lý tổng hợp cấp vùng, đến quản lý theo từng lưu vực, từng tỉnh, từng đô thị, khu dân cư nông thôn. Đặc biệt ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ Atlas đô thi - khí hậu", đại diện Bộ Xây dựng đề nghị.

sat lo bo song

Sạt lỡ bờ biển, bờ sông tại khu vực ĐBSCL đang ở mức báo động. Ảnh PK

Khuyến nghị của chuyên gia

Theo ông Herve Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam, khu vực ĐBSCL là một trong 4 vùng đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu với dự báo 35% diện tích sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI.

Một trong những nguyên nhân làm cho biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn là nạn khai thác tài nguyên quá mức, sản xuất gây ô nhiễm. Tại ĐBSCL, tình trạng khai thác cát xây dựng quá mức làm tăng xói lở bờ sông; khai thác nước ngầm gây sụt lún diễn ra nhanh hơn, diện tích ngập lụt lớn hơn.

Nhiệm vụ của AFD tại Việt Nam là hỗ trợ các địa phương phát triển đô thị nhằm góp phần trong sự phát triển chung của Việt Nam. Tại tỉnh Hậu Giang, AFD hỗ trợ địa phương trong quy hoạch, xây dựng phát triển TP. Ngã Bảy trở thành đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Chuyên gia của AFD, kinh nghiệm của Pháp trong quản lý rủi ro trong thích ứng với biến đổi khí hậu là xác định hiểm họa tham chiếu chu kỳ 100 năm, tất cả chương trình hành động của Chính phủ là dựa trên chương trình tham chiếu này.

Đồng thời việc quản lý rủi ro trước các hiện tượng thời tiết cực đoan dựa trên 7 trụ cột, đó là: Đánh giá tìm hiểu hiểm họa, rủi ro; giám sát và cảnh báo; thông tin để phát triển văn hóa phòng ngừa và quản lý rủi ro; lồng ghép rủi ro vào quy hoạch xây dựng; giảm mức độ dễ bị tổn thương; chuẩn bị ứng phó với khủng hoảng và tổng kết rút kinh nghiệm.

Đối với khu vực ĐBSCL, các chuyên gia AFD khuyến nghị cần tăng khả năng chống lũ và thoát nước của các công trình; quy hoạch ao hồ trữ nước; dùng các biện pháp thay thế bê tông hóa công trình để tăng khả năng thẩm thấu, trữ nước theo thửa dựa vào điều kiện ao, hồ kênh rạch, khu đất ngập nước tự nhiên. Đồng thời cũng cần chuẩn bị cá phương án đảm bảo an toàn cho con người trong các tòa nhà.

Đối với các công trình xây dựng mới, cần tính toán các biện pháp giảm mức độ dễ bị tổn thương ngay từ khâu thiết kế (ví dụ nơi trú ẩn, bãi đỗ xe tầng trệt…) và trong sử dụng các thiết bị quan trọng được đặt trên cao. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn vật liệu có khả năng chống chịu.

"Chiến lược quản lý rủi ro ngập lụt xoay quanh 7 trục hành động lớn, đó là: Nâng cao hiểu biết và nhận thức về rủi ro lũ lụt; giám sát dự báo, cảnh báo về lũ lụt; lồng ghép quản lý ngập lụt vào quy hoạch đô thị; làm chậm dòng chảy và quản lý công trình bảo vệ, quản lý ngập lụt", chuyên gia AFD khuyến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ