Cổ phiếu một công ty chứng khoán tăng gấp 3 lần từ đầu năm dù kinh doanh bết bát

Nhàđầutư
Bất chấp thị trường chứng khoán có những diễn biến tích cực trong năm 2020, và gần nửa đầu năm 2021, VIG liên tục chịu thua lỗ do thị phần quá thấp, chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để hợp tác với nhà đầu tư và chưa thực hiện hoạt động margin.
TẢ PHÙ
03, Tháng 06, 2021 | 16:16

Nhàđầutư
Bất chấp thị trường chứng khoán có những diễn biến tích cực trong năm 2020, và gần nửa đầu năm 2021, VIG liên tục chịu thua lỗ do thị phần quá thấp, chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để hợp tác với nhà đầu tư và chưa thực hiện hoạt động margin.

co-phieu-tang-tran-1608710926-width1200height630-1608711111-width1200height630-1608711114-width1200height630

Ảnh: Internet.

Trong năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường có sức chống chịu với đại dịch COVID-19 và phục hồi tốt nhất thế giới. Dù vậy, với miếng bánh thị phần chủ yếu nằm trong tay các ông lớn (top 10 CTCK chiếm gần 65% trong năm 2020), những công ty chứng khoán vốn nhỏ không hưởng lợi quá nhiều từ diễn biến chung của thị trường. CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (HNX: VIG) là một trong số các đơn vị như vậy.

Tính riêng năm 2020, tổng doanh thu công ty chỉ đạt 6,64 tỷ đồng, tăng khoảng 5,5% so với năm 2019. Trừ đi các chi phí và thuế, công ty lỗ đến 23,95 tỷ đồng trong khi năm 2019 chỉ lỗ 3,49 tỷ đồng.

VIG cho biết, doanh thu thấp do tỷ trọng thị phần môi giới còn nhỏ, công ty chưa thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để hợp tác với nhà đầu tư và chưa thực hiện hoạt động margin.

Còn trong kỳ BCTC quý I/2021, bất chấp VN-Index liên tục phá đỉnh, doanh thu hoạt động VIG chỉ đạt vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng, giảm gần 38% so với cùng kỳ. Dù chi phí hoạt động giảm 61%, VISC vẫn lỗ hơn 447 triệu đồng sau thuế.

Với kết quả này, VIG mới hoàn thành gần 20% kế hoạch doanh thu (mục tiêu 10 tỷ đồng) và vẫn còn rất xa mới đạt mục tiêu lãi ròng cả năm 2021 là 700 triệu đồng. 

Việc liên tục thua lỗ đã khiến cổ phiếu VIG vào ngày 26/4 bị hạn chế giao dịch. Tuy nhiên đến 12/5, cổ phiếu công ty đã được dỡ bỏ hạn chế khi đã giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Đáng chú ý, Ban Kiểm soát VIG cho biết, công ty đang nợ gốc hơn 13 tỷ đồng với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Handico), trong đó có số gốc gần 5,9 tỷ đồng cùng khoản lãi 7,4 tỷ. Ban kiểm soát cũng đánh giá đây là khoản nợ có nguy cơ gây phá sản.

Vào ngày 7/5/2021, Handico đã có công văn yêu cầu VIG thanh toán toàn bộ số nợ. Nếu công ty không thể thực hiện trả nợ, Handico sẽ yêu cầu thủ tục phá sản đối với VIG

Theo tìm hiểu, VIG được chính thức cấp phép thành lập và hoạt động vào ngày 11/1/2008. Các cổ đông sáng lập VIG tính đến tháng 1/2011 gồm: CTCP Đầu tư Tài chính FINDEX (2,58%), Tổng Công ty Giấy Việt Nam (4,69%), CTCP Tài nguyên khoáng sản và Bất động sản Thăng Long (14,44%) - nay là CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long, CTCP Xvalue Việt Nam (1,25%), Tổng công ty hóa chất Việt Nam (6,13%) và ông Lê Văn Hưng (1,59%).

Dù vậy, các tổ chức và cá nhân nói trên đã thoái hết vốn khỏi VIG. Hiện tại, cơ cấu cổ đông của VIG khá “loãng”. Tính đến hết năm 2019, VIG chỉ có một cổ đông lớn duy nhất là bà Nguyễn Thị Thảo (7,15%), còn lại là các cổ đông nhỏ lẻ (chiếm 92,85%).

Chốt phiên giao dịch 3/6, thị giá VIG đạt 6.500 đồng/cp, tăng 4,8% so với mốc tham chiếu. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VIG đã tăng gấp 2,6 lần.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ