Cổ phần hóa: Vẫn giằng xé giữa các mục tiêu

PHAN MINH NGỌC
14:14 26/08/2019

Có một vấn đề xem ra đã mang tính thời sự... trường kỳ, đến mức thành nhàm chán. Đó là việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Khổ lắm, nói mãi, nhưng chưa chắc đã... biết hết rồi

Trong một năm và cứ như vậy kéo dài qua hàng thập kỷ nay, không biết bao nhiêu lần các cơ quan liên đới, các quan chức từ cấp vụ đến Phó thủ tướng và Thủ tướng đưa ra kế hoạch, tìm giải pháp, đôn đốc, thúc giục, và thậm chí đe dọa sẽ “xử lý” cá nhân và tổ chức chậm trễ trong cổ phần hóa và thoái vốn. Nói thì cứ nói, dọa thì cứ dọa nhưng mọi việc chẳng mấy tiến triển so với mong muốn, với đủ loại lý do được đưa ra cũng đã trở thành quá quen thuộc, tương tự như cách người ta giải thích lý do các dự án đầu tư công chậm trễ, đội vốn.

24103_cophanhoavangiangxegiuacacmuctieu_leanh

“Bất cập cơ chế” là thủ phạm chính được chỉ ra để giải thích cho mọi sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa. Ảnh minh họa Lê Anh.

Tuy nhiên, có một điều cốt tử đằng sau việc lỡ kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước ít, hầu như không được đề cập đến. Nói tóm tắt trong mấy từ thì đó là xung đột mục tiêu.

DNNN nào, vốn nhà nước ở doanh nghiệp nào đang thua lỗ, bết bát, bên bờ phá sản mà không được phá sản thì cần phải được phép cổ phần hóa và thoái vốn khẩn trương bằng mọi giá, kể cả giá 1 đồng.

Với những DNNN, vốn nhà nước còn lại, nguyên tắc giảm giá và nới lỏng điều kiện cần được áp dụng qua mỗi lần đấu giá cho đến khi cổ phần hóa, thoái vốn thành công.

Trên lý thuyết, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trước hết nhằm mục tiêu tối thượng là giảm thiểu nhanh chóng sự dính líu của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế (thông qua các DNNN). Nhìn từ góc độ hiệu quả thì Nhà nước là một nhà đầu tư, nhà quản lý tồi so với nhà đầu tư, nhà quản lý tư nhân.

Bản chất của sự yếu kém này nằm ở chế độ sở hữu “cha chung không ai khóc”, do đó nguyên tắc “đồng tiền đi liền khúc ruột” bị vi phạm. Tiền Nhà nước mang đi đầu tư là tiền của dân, nhưng/nên hầu như không một “người... Nhà nước” nào phải chịu trách nhiệm, phải bận tâm đến hiệu quả đầu tư. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả như Nhà nước bị thất thoát vốn, thậm chí gánh thêm nợ nần phát sinh bởi DNNN, trong khi kinh tế tư nhân thì bị chèn ép.

Nhưng ngay cả khi thực hiện mục tiêu tối thượng trên thì bản chất sở hữu “cha chung không ai khóc” vẫn phát huy tác dụng, ở chỗ là do tiền không phải là của mình nên những người có trách nhiệm hoặc là thực hiện theo kiểu “ném tiền qua cửa sổ”, hoặc là lợi dụng để trục lợi.

Sự thể này lại dẫn đến mục tiêu cũng là tối thượng thứ hai là cổ phần hóa và thoái vốn (nhanh chóng, đúng kế hoạch) nhưng không được làm thất thoát vốn nhà nước. Thế là người nọ nhìn người kia để rồi rốt cục “bất cập cơ chế” là thủ phạm chính được chỉ ra để giải thích cho mọi sự chậm trễ. Do thủ phạm này có danh nhưng không có (hình hài) thực nên có lẽ nó sẽ còn tồn tại dài dài ít nhất cho đến chừng nào mà “cơ chế” thay đổi về chất.

Chưa hết, trong bối cảnh ngân sách nhà nước luôn chi nhiều thu ít thì cổ phần hóa, thoái vốn trở thành một cái phao cứu sinh cho ngân sách. Nên lẽ đương nhiên là cổ phần hóa, thoái vốn có thêm một mục tiêu tối thượng thứ ba là tối đa hóa lợi ích cho Nhà nước (tối đa hóa tiền thu về ngân sách). Vậy là, (với việc sử dụng nhiều thủ thuật), trong nhiều trường hợp, DNNN và cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp được định giá trên trời với điều kiện để mua cổ phần khó nhằn, mang tính loại trừ cao(1). Đương nhiên là cổ phần hóa và thoái vốn cũng vì thế mà “đi bộ” trường kỳ!

Cần phân loại doanh nghiệp, cổ phần phải bán bằng mọi giá, giảm giá, nới điều kiện mua...

Để khắc phục được sự xung đột mục tiêu trên thì phải phân loại DNNN và vốn nhà nước phù hợp với từng mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, DNNN nào, vốn nhà nước ở doanh nghiệp nào đang thua lỗ, bết bát, bên bờ phá sản mà không được phá sản thì cần phải được phép cổ phần hóa và thoái vốn khẩn trương bằng mọi giá, kể cả giá 1 đồng. Với những DNNN, vốn nhà nước còn lại, nguyên tắc giảm giá và nới lỏng điều kiện cần được áp dụng qua mỗi lần đấu giá cho đến khi cổ phần hóa, thoái vốn thành công.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ (có trách nhiệm, dũng cảm) thực hiện việc phân loại trên? Bởi người này có rủi ro lớn là sẽ phải hứng chịu hậu quả mỗi khi các trường hợp cổ phần hóa, thoái vốn được xét lại. Kể cả khi làm một cách trung thực, công tâm thì vẫn có rủi ro khi cấp dưới không như vậy trong việc đề xuất, tham mưu mà cấp trên không nhận biết được. Trong cơ chế hiện nay thì xem ra câu trả lời là bỏ ngỏ.

Liên quan đến vấn đề trên là chuyện sử dụng tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Gần đây có một số đề xuất thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn và dùng vốn này đầu tư vào một số dự án như giao thông, cảng biển...(2). Với nhiều người, đây là một bài toán khó, bởi áp lực nhu cầu vốn nhà nước lớn trong khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước lại rất chậm chạp, thậm chí bế tắc trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, trong khi không phủ nhận cái khó của Nhà nước, các tiền đề trong bài toán trên cần được đặt lại cho phù hợp hơn.

Thứ nhất, vốn thu về từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải được tập trung vào ngân sách. Về phía chi, vốn này không phải là để chi cụ thể cho một dự án nào theo kiểu “đồng này mua mắm, đồng này mua muối”, mà phải thực hiện theo các nguyên tắc chi ngân sách chung.

Thứ hai, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cần song hành với nguyên tắc Nhà nước giảm thiểu các hoạt động đầu tư, và/hoặc sở hữu doanh nghiệp, dự án, cổ phần mới. Do đó, việc Nhà nước trực tiếp đầu tư vào một dự án nào đó, kể cả có được dán nhãn “cấp thiết”, nhất là sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ một doanh nghiệp cụ thể nào đó, là điều nên tránh. Thay vào đó, Nhà nước chỉ dùng các công cụ pháp lý để khuyến khích, hoặc “đặt hàng” nhà đầu tư tư nhân cho các dự án mong muốn.

Khi sửa lại được các tiền đề này thì bài toán trên trở nên bớt khó hơn, bởi: (i) trong số vô vàn dự án thuộc dạng “cấp thiết”, Nhà nước buộc sẽ lựa ra một số dự án “cấp thiết hơn” phù hợp với khả năng chi ngân sách, đồng nghĩa là một số dự án “cấp thiết” sẽ không còn là cấp thiết, phải tiến hành ngay nữa; (ii) Nhà nước không trực tiếp là nhà đầu tư, chủ đầu tư nên áp lực vốn lên ngân sách cũng vì thế mà giảm đi. Và cũng vì thế, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước sẽ đỡ bị vướng vào tình cảnh vừa phải làm nhanh, vừa phải thu được nhiều tiền mà lại không bị thất thoát.

Đến hết năm 2020, 93 DNNN phải cổ phần hóa

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Theo đó, có bốn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, gồm: 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ; 3. Tổng công ty Lương thực miền Bắc; 4. Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản. Có 62 doanh nghiệp giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Có 27 doanh nghiệp giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty tổ chức, triển khai thực hiện cổ phần hóa (hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp) đúng kế hoạch; xây dựng lộ trình tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đảm bảo phù hợp với tiêu chí quy định.

Bên cạnh đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; những trường hợp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành và các trường hợp đặc thù khác.

Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp Nhà nước cần nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.

Các nơi này chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.

Theo chinhphu.vn

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.

Đầu tư - 26/03/2025 09:39

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/03/2025 20:29

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đầu tư - 25/03/2025 15:46

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 25/03/2025 15:18

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.

Đầu tư - 25/03/2025 10:00

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng  1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. 

Đầu tư - 25/03/2025 07:02

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Đầu tư - 24/03/2025 13:03

Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công

Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công

Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.

Đầu tư - 24/03/2025 10:27