Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước: Đã chậm lại càng thêm khó vì COVID-19
Vốn đã chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước được dự báo sẽ còn gặp khó khăn hơn trong nửa cuối năm 2020 do thị trường chứng khoán đang có những diễn biến khó lường bởi dịch COVID-19.

Cổ phần hóa gặp khó vì dịch COVID-19 (Ảnh minh họa: Internet)
Thoái vốn Nhà nước vẫn còn chậm
6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận, các tập đoàn, tổng công ty chỉ thực hiện thoái vốn được 688 tỷ đồng, thu về 1.362 tỷ đồng. Trong đó, 7 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thực hiện thoái vốn với giá trị 87 tỷ đồng, thu về 252 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 601 tỷ đồng, thu về 1.110 tỷ đồng.
Cũng trong khoảng thời gian nói trên, SCIC đã tổ chức bán vốn tại 13 doanh nghiệp với kết quả bán hết vốn tại 5 doanh nghiệp. Qua đó, đem về tổng doanh thu hơn 700 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch cả năm. Các thương vụ này đem lại khoản chênh lệch 366 tỷ đồng so với giá trị sổ sách, tức gấp hơn 2,1 lần so với giá vốn. Tuy nhiên, nhiều đợt thoái vốn của SCIC cũng rơi vào cảnh ế ẩm do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia. Đơn cử như thương vụ bán vốn tại CTCP Hạ tầng bất động sản Việt Nam; bán đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại CTCP Nhiệt điện Hải Phòng; Công ty Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Hóa…
Tiến độ cổ phần hóa vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 991/TTg ĐMDN, đến nay mới đạt 28,3% kế hoạch. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận chưa thực hiện được việc cổ phần hóa hay thoái vốn Doanh nghiệp Nhà nước nào lớn. Đến nay, đã thoái vốn Nhà nước tại 92 DN, đạt 26,4% kế hoạch đề ra.
Phân tích nguyên nhân của hạn chế, tồn tại với thoái vốn Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, đó là việc chậm sửa đổi quy định về cổ phần hóa, thoái vốn. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm túc, thường xuyên. Nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi thực hiện cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý đất đai, dẫn đến làm chậm quá trình cổ phần hóa. Việc này có thể do hiểu không đúng pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm.
Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và DNNN chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, chưa chủ động theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, chậm cho ý kiến hoặc ý kiến không rõ ràng đối với những vấn đề Văn phòng Chính phủ xin ý kiến để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
“Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn, vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện, chưa xem xét đúng trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp thực hiện chậm cổ phần hóa, chuyển giao về SCIC, niêm yết trên sàn chứng khoán. Phải chăng do những quy định của chúng ta đối với thị trường chứng khoán chưa thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự sôi động, bởi đây như hàn thử biểu đánh giá sự sôi động của nền kinh tế”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Thoái vốn sẽ còn gặp khó vì COVID-19
Áp lực tăng thu ngân sách khiến Chính phủ đốc thúc tiến độ thoái vốn. Cụ thể, Quyết định số 908/QĐ-TTg (phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn trong năm 2020) đề ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia kỳ vọng việc thoái vốn sẽ thu hút dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài. Có thể thấy, tại Quyết định số 908/QĐ-TTg, danh mục gồm không ít các doanh nghiệp lớn, như: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Viglacera - CTCP,…
Mặt khác, việc đẩy mạnh cổ phần hóa cũng được giới đầu tư kỳ vọng minh bạch hóa các thông tin, áp dụng những cơ chế quản trị hiện đại vào doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán nhận định, tiến độ thoái vốn nhiều khả năng sẽ tiếp tục khó hoàn thành do yếu tố thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi.
Cụ thể, KBSV Việt Nam nhận định, với bối cảnh vĩ mô trong nước và thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro nửa cuối năm 2020, các chuyên gia không đánh giá cao kịch bản thị trường chứng khoán diễn biến tích cực. KBSV đánh giá, thị trường chứng khoán cần đạt nền giá cao tương tự giai đoạn 2017 và đầu 2018 (thời điểm chỉ số chuẩn đạt mức đỉnh 1.200 điểm), cùng với đó là các yếu tố hỗ trợ của thanh khoản lớn và sự tham gia của dòng vốn ngoại để hỗ trợ khả năng hấp thụ của nhà đầu tư trong nước, qua đó giúp doanh nghiệp thoái vốn đạt giá bán mục tiêu.
Dù vậy, yếu tố quyết tâm của Chính phủ đang được thể hiện rõ khi 2020 là năm cuối của kế hoạch thoái vốn và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 5 năm nhưng khối lượng công việc thực tế cách xa mục tiêu đề ra. Việc triển khai các gói hỗ trợ giãn và hoãn các loại thuế phí khiến hụt thu ngân sách, trong khi khoản chi sẽ rất lớn khi giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, nhà nước hiện sở hữu khoảng 35,3% tổng giá trị vốn hoá các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Việc thoái vốn nhà nước nếu triển khai trong giai đoạn này sẽ cải thiện thanh khoản và hỗ trợ thị trường chứng khoán. Tuy vậy, giá mua cổ phần không cạnh tranh, nhà đầu tư không tỏ ra mặn mà.
Thống kê trong quý đầu năm cho thấy, số lượng doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhà nước chỉ bằng 67% cùng kỳ, còn giá trị thu về chỉ bằng 32%.
Mặt khác, các doanh nghiệp đã niêm yết thuộc sở hữu nhà nước và đang có kế hoạch thoái vốn trong năm nay đều có hiệu quả hoạt động chưa tốt, thậm chí thị giá cổ phiếu chỉ vài ngàn,… lại càng khó có thể tìm được nhà đầu tư mua lại với giá cao. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng khó đưa ra quyết định với các doanh nghiệp chưa niêm yết bởi việc công bố thông tin hay hoạt động quan hệ nhà đầu tư không được chú trọng.
Báo cáo của Yuanta Việt Nam nhận định, hoạt động thoái vốn năm nay vẫn diễn ra chậm và khó thực hiện như giai đoạn 2017-2019.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Yuanta Việt Nam chi nhánh Hà Nội đánh giá, để đẩy mạnh việc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cần thoái vốn cho nhà đầu tư chiến lược từ 51- 65% để tạo mục tiêu gắn kết dài hạn của họ với doanh nghiệp. Đặc biệt, nên có chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần DNNN thoái vốn. Hiện nay, trên nhiều lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài không được thâu tóm hoặc thâu tóm không quá 49% vốn của các doanh nghiệp trong nước.
- Cùng chuyên mục
Tín dụng TP.HCM tăng 3,89%
Đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ.
Tài chính - 20/06/2025 14:52
Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Đạm Cà Mau triển khai phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% cho cổ đông, giữa tháng 7 sẽ thực hiện thanh toán.
Tài chính - 19/06/2025 15:02
Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần
Vietcap bị VSDC đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong 3 ngày, VNDirect bị khiển trách do nhiều lần sửa lỗi sau giao dịch trong tháng 5.
Tài chính - 19/06/2025 14:45
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm
10 mã tăng mạnh nhất sàn HoSE trong năm 2025 có sự xuất hiện của bộ đôi VIC (116,28%) và VHM (74%). Đây cũng là hai cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp lần lượt 43,9 điểm và 26,91 điểm.
Tài chính - 19/06/2025 07:39
Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
Dự án Aqua City của Novaland vừa hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm. Đây là tín hiệu tích cực nối dài chuỗi gỡ khó cho các dự án của tập đoàn.
Tài chính - 18/06/2025 14:56
Đàm phán thuế quan đang đến hồi kết, nhà đầu tư nên hành động thế nào?
Kết quả đàm phán thuế quan là ẩn số, nhà đầu tư cần quản trị danh mục hợp lý, thay vì dự đoán thị trường thì nên tập trung vào chọn cổ phiếu.
Tài chính - 18/06/2025 14:01
HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV
Với việc mua vào thành công gần 50,1 triệu cổ phần HHS Capital, HHS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Bất động sản CRV lên 51,03% kể từ ngày 18/6/2025.
Tài chính - 18/06/2025 09:02
Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026
Triển vọng cổ phiếu bán lẻ đang được củng cố bởi tiêu dùng tăng khi giảm thuế VAT cùng các giải pháp khác của Chính phủ hay việc thanh lọc hàng giả, hàng nhái.
Tài chính - 18/06/2025 07:00
Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu
Quốc hội vừa thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ thì nợ phải trả không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 17/06/2025 11:25
TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết
Mục tiêu huy động vốn của TCH là để rót vào 2 dự án lớn gồm Hoàng Huy Green River và tòa nhà chung cư H2 thuộc Hoang Huy Commerce, tổng đầu tư 6.249 tỷ.
Tài chính - 17/06/2025 09:32
Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường
Sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa với tiêu chuẩn toàn cầu như VIS Rating sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm, cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.
Tài chính - 17/06/2025 07:00
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi đậm 1.600 tỷ - 2.000 tỷ đồng cho 2025 và 2026. Doanh nghiệp kỳ vọng niêm yết trên HoSE trong quý III và IV.
Tài chính - 16/06/2025 16:24
CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng
CEO Đạm Cà Mau tiết lộ lượng hàng công ty chốt đơn bán đã vượt sản lượng, nửa cuối năm tiếp tục khả quan, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.
Tài chính - 16/06/2025 15:39
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.
Tài chính - 15/06/2025 08:10
Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai
CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.
Tài chính - 14/06/2025 11:52
Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?
Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.
Tài chính - 14/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago