Cơ hội đầu tư nổi bật: VPB – 'Chuyện chưa kể'

Bất chấp những quan ngại việc Fed có động thái trong việc gia tăng lãi suất từ đầu năm 2022 hay căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ngành Ngân hàng vẫn rất vững bởi vai trò và vị thế đặc thù trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế và sự vững vàng qua đại dịch bằng kết quả kinh doanh (KQKD) ngoạn mục.
NGỌC TRÂM
04, Tháng 03, 2022 | 11:44

Bất chấp những quan ngại việc Fed có động thái trong việc gia tăng lãi suất từ đầu năm 2022 hay căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ngành Ngân hàng vẫn rất vững bởi vai trò và vị thế đặc thù trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế và sự vững vàng qua đại dịch bằng kết quả kinh doanh (KQKD) ngoạn mục.

Nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 bởi tình hình dịch Covid-19 đang tiến dần đến miễn dịch cộng đồng.

Đối với nền kinh tế Việt Nam - một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, với sự phục hồi của hoạt động sản xuất - kinh doanh và thương mại - tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, dự báo tăng trưởng 2022 sẽ đạt mức 6-6.5% khi rủi ro về giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung ứng ít có khả năng xảy ra hơn; do vậy, khả năng nền kinh tế bắt đầu phục hồi khi mở cửa trở lại là tương đối chắc chắn và khả quan.

Bất chấp tâm lý quan ngại việc Fed có những động thái trong việc gia tăng lãi suất từ đầu năm 2022 hay căng thẳng đang leo thang giữa Nga và Ukraine, ngành Ngân hàng vẫn rất vững khi thị trường rung lắc trong thời gian qua bởi vai trò và vị thế đặc thù trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế cũng như đã chứng minh được sự vững vàng qua đại dịch bằng kết quả kinh doanh (KQKD) ngoài mong đợi.

Bức tranh toàn cảnh ngành Ngân hàng 2021: Vững vàng vượt qua đại dịch

Cụ thể, trong năm 2021 ngành ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng là 13.53% dù GDP Việt Nam có mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm vừa qua ở mức 2.58%.

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) ghi nhận từ 27 ngân hàng niêm yết đạt mức tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập từ lãi tăng trưởng gần 17% và thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với gần 41% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) của 27 NH niêm yết trong năm 2021 ghi nhận đạt mức tăng trưởng +32% so với cùng kỳ.

1

 

Đáng chú ý, dù các ngân hàng chủ động giảm lãi suất nhằm hỗ trợ cho KH bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng NIM của các ngân hàng vẫn có xu hướng gia tăng, điều này phần nào lý giải bởi mức tăng trưởng tín dụng cao và chi phí vốn giảm nhờ môi trường lãi suất thấp.

Bên cạnh đó, với sự hiệu quả từ chuyển đổi số, tỷ lệ CIR của ngành được cải thiện từ mức 38.7% của năm 2020 xuống còn 33.7% trong năm 2021. Các chính sách hỗ trợ của NHNN cũng như chiến lược chủ động sẽ giúp cho chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục được nâng cao, đồng thời hoạt động tăng vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả luôn được các ngân hàng liên tục triển khai.

Sự tích cực trong KQKD của ngành Ngân hàng được thị trường phản ánh khi giá trị giao dịch (GTGD) có sự gia tăng mạnh trong giai đoạn cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2022 đạt xấp xỉ 7 nghìn tỷ đồng/phiên, chiếm trung bình 22% tổng GTGD của 3 sàn.

Dù sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine bùng nổ và phần nào chịu tác động chung của toàn thị trường, GTGD của ngành vẫn đạt trung bình 5.2 nghìn tỷ/phiên và chiếm 11% tổng GTGD do sự vươn lên của nhóm Ngành Dầu khí.

Dù vậy, có một số ngân hàng vẫn thể hiện sự vững chãi trước tâm lý e ngại của thị trường mà đại diện chính là VPBank - một trong những ngân hàng có sự bứt phá mạnh mẽ nhất cả về thị giá và thanh khoản, đặc biệt trong những phiên giao dịch cuối tháng 02/2022.

Cụ thể, trong 2 ngày 24/02 và 25/02, GTGD của VPB đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, cao hơn 3 lần so với GTGD trung bình 3 tháng trước đó. Đáng chú ý, trong ngày 25/02 GTGD đạt hơn 1.8 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 31% tổng GTGD của toàn ngành.

Thị giá của VPB cũng hướng về mức đỉnh cũ và tăng hơn 5% kể từ sau Tết Nguyên Đán, thể hiện dòng tiền thông minh đã chọn VPB như một trong những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất toàn ngành với những “chuyện chưa kể” và động lực tăng trưởng mạnh mẽ sau sự bứt phá VCSH (top 1 toàn ngành năm 2021).

VPBank: “Chuyện chưa kể”

Giá trị giao dịch cũng như thị giá của VPB có sự tăng trưởng đột biến trong thời gian gần đây có thể được lý giải từ việc ngân hàng này đang tích luỹ được rất nhiều nguồn lực. Song song đó, việc ngân hàng có dư địa từ những mảng kinh doanh chủ lực cùng đối tác chiến lược trong các mảng kinh doanh dự kiến sẽ giúp ngân hàng duy trì và bứt phá mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Trong năm 2021, việc hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ FECredit đã giúp VPBank có được nguồn vốn dồi dào góp phần gia tăng mức VCSH lên gần 90 nghìn tỷ đồng với tốc độ gia tăng VCSH đứng số 1 toàn ngành.

Ngoài ra, việc ngân hàng đang tiến hành phát hành thêm tối thiểu 15% vốn cho cổ đông chiến lược nhằm hiện thực hoá tầm nhìn top 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam vào cuối 2022. Với nguồn lực dồi dào, VPBank có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng hệ sinh thái sang các mảng chứng khoán, ngân hàng đầu tư,…nơi đã chứng tỏ được động lực tăng trưởng bùng nổ trong năm 2021.

Ngân hàng đã xác định rõ ràng và tích cực triển khai sang mở rộng kinh doanh các mảng hoạt động này với động thái đầu tiên là mua lại công ty chứng khoán ASC, đổi tên thành VPBank Securities và tiến hành nâng vốn điều lệ của công ty này lên 8,900 tỷ đồng, nằm trong top 3 về quy mô vốn điều lệ trong ngành chứng khoán.

Việc VPBank tham gia vào ngành chứng khoán trong giai đoạn này cho thấy tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo ngân hàng khi số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ cùng thanh khoản thị trường liên tục lập những kỷ lục mới.

Ngoài ra, những nâng cấp về cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về nâng hạng thị trường đi kèm với các quy định pháp luật ngày càng minh bạch và hiệu quả giúp thị trường có được sức mở rộng hơn nữa trong tương lai.

Với việc tầng lớp trung lưu đang gia tăng tại Việt Nam và sẽ có sự tăng trưởng bứt phá trong giai đoạn 5 năm tới, cùng với xu hướng tham gia và phân bổ tài sản vào thị trường chứng khoán được dự kiến còn dư địa tăng trưởng rất lớn, đây sẽ là nguồn CASA dồi dào mà VPBank có thể khai thác đồng thời mang lại một nguồn thu từ phí đáng kể cho ngân hàng.

Ngược lại, VPBank Securities với vai trò là một phần hệ sinh thái của ngân hàng mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống cũng như hưởng lợi từ tệp khách hàng khổng lồ với hơn 20 triệu khách hàng mà VPBank đang sở hữu.           

Về phía ngân hàng mẹ, bên cạnh việc mở rộng hệ sinh thái nhằm gia tăng CASA và nguồn thu ngoài lãi, VPBank cũng tập trung vào việc phát triển các mảng cho vay quan trọng phục vụ các nhóm khách hàng chủ lực của ngân hàng. Một trong những động lực tăng trưởng chính sẽ đến từ mảng cho vay mua nhà phục vụ nhóm khách hàng trung lưu (VPBank Prime).

Theo đánh giá của ban lãnh đạo ngân hàng, trong những năm tới, xu hướng phát triển chính của ngành BĐS sẽ do phân khúc căn hộ vừa túi tiền dẫn dắt khi nhu cầu hiện tại đang rất cao và nhóm khách hàng trung lưu - nhóm chủ lực, cũng sẽ ưa thích loại hình sản phẩm này hơn so với các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp với giá thành đắt đỏ.

Bên cạnh đó, phân khúc khách hàng này là phân khúc có thể áp dụng các giải pháp chuyển đổi số nhanh và hiệu quả nhất, từ đó sẽ phát huy hết được những lợi thế về số hóa vốn có của VPBank.

Như vậy, với những thành công đã đạt được cùng với chiến lược được hoạch định rõ ràng, VPBank được kỳ vọng sẽ đem đến càng nhiều giá trị hơn nữa cho cổ đông thông qua việc phát triển các mảng cho vay quan trọng và mở rộng hệ sinh thái rất đúng thời điểm nhằm gia tăng nguồn thu ngoài lãi cũng như đem đến nhiều giá trị cộng hưởng cho cả ngân hàng mẹ và công ty con.

Những diễn biến tích cực trong giá cổ phiếu của ngân hàng trong những phiên gần đây càng củng cố lập luận và niềm tin của giới đầu tư vào những “câu chuyện” của VPBank – tầm nhìn đang dần được hiện thực hoá và giá trị tạo ra cho cổ đông đang dần được nâng lên một tầm cao mới.

Với luận điểm như trên, các công ty chứng khoán và các chuyên gia phân tích hàng đầu như VCSC, MBS, SSI, JPM... vừa ra báo cáo khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu VPB như là một cơ hội đầu tư điển hình, được kỳ vọng sẽ là điểm sáng khi ngành Ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 với tiềm năng tăng giá lên đến 50%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ