Chuyên gia kỳ vọng Trung - Mỹ có thể đạt được một số thỏa thuận trong 90 ngày tới

Chiến tranh thương mại được dự báo có thể được hạ nhiệt, sau khi Trung - Mỹ đạt được thỏa thuận trong 90 ngày tới, và Việt Nam đang đứng trước nhiều tác động trái chiều.
LÊ HẢI
09, Tháng 12, 2018 | 13:06

Chiến tranh thương mại được dự báo có thể được hạ nhiệt, sau khi Trung - Mỹ đạt được thỏa thuận trong 90 ngày tới, và Việt Nam đang đứng trước nhiều tác động trái chiều.

Ngày 8/12, Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Biên an toàn đã tổ chức Hội thảo Tìm kiếm cơ hội đầu tư với sự tham gia của ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA) tại Việt Nam; ông Ngô Thế Hiếu, Giám đốc kinh doanh VNDirect, ông Huỳnh Minh Tuấn – Giám đốc CTCP Biên An Toàn và ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán VNDirect. Các diễn giả đã chia sẻ những quan điểm về chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tới Việt Nam.

Trong bối cảnh đình chiến của Trung Quốc và Mỹ, ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược "lấy dài thắng ngắn" và chấp nhận nhượng bộ. Vị này dự đoán trong 90 ngày sắp tới, sẽ có những động thái đạt được thỏa thuận giữa hai bên với sự chủ động từ Trung Quốc và Mỹ cũng đang chờ đợi điều này để lấy điểm cho Chính phủ của Tổng thống Donald Trump. Khi Trung Quốc có những nhượng bộ nhất định thì chiến tranh thương mại cũng sẽ hạ nhiệt và giúp đảo nghịch những lo ngại về “trade war”.

9cdIMG4711

Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo ngày 8/12

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng dệt may và thủy sản là hai ngành được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nếu như xem xét sâu hơn, ngành dệt may không được hưởng lợi nhiều do Việt Nam chủ yếu thực hiện gia công với biên lợi nhuận thấp, các chi phí ở mức cao.

Riêng về thủy sản, đây là ngành mà các doanh nghiệp đang được hưởng lợi như Tôm Minh Phú, Vĩnh Hoàn… Nhưng giả sử như hiệu ứng từ chiến tranh thương mại giảm xuống, những kỳ vọng của các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ đi xuống. Mặt khác, hàng thủy sản Việt Nam cũng phải đề phòng khi Trung Quốc “mượn đường” Việt Nam xuất khẩu, dẫn đến Việt Nam có thể vướng vào các cuộc điều tra quốc tế.

Trong khi đó, ông Ngô Thế Hiếu cho rằng, ngành dệt may vẫn có cơ hội thay đổi tích cực thu hút được dòng vốn. Xuất khẩu dệt may tăng sẽ kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ khác như, dệt sợi, sản xuất sợi, phụ kiện cho quần áo. Từ đó, Việt Nam sẽ thay đổi từ quốc gia xuất khẩu dựa trên gia công thay bằng xuất khẩu sản phẩm tự sản xuất với biên lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, ngoài dệt may và thủy sản là hai lĩnh vực nhận ảnh hưởng tích cực, ngành xuất nhập khẩu và cho thuê mặt bằng khu công nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi khi lưu lượng hàng hóa gia tăng và các doanh nghiệp dịch chuyển về Việt Nam sản xuất.

Ông Huỳnh Minh Tuấn cũng dẫn chứng trường hợp Foxconn cũng đang có ý định chuyển nhà máy sang Việt Nam và đưa ra một số điều kiện để thỏa mãn. Tuy nhiên, những yếu tố này cần phải được xem xét trong bối cảnh dài hạn của chiến tranh thương mại, không đơn thuần là câu chuyện của hai người đứng đầu đất nước.

069074004-29

 

Trên quan điểm cá nhân, ông Phan Lê Thành Long cho biết, theo một cuộc khảo sát với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài…, lãnh đạo các công ty này cho rằng, Việt Nam và Ấn độ là hai nước hưởng lợi từ chiến tranh thương mại. Họ xem đó là cơ hội và tiếp tục đầu tư tại Việt Nam. Nhưng đây là góc nhìn từ lãnh đạo một doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì còn nhiều yếu tố khác. Đơn cử như việc đồng nội tệ mất giá có thể khiến dòng tiền chuyển hướng ra ngoài. Nhưng dù sao, việc ổn định kinh tế vĩ mô giúp Việt Nam đề kháng tốt trong chiến tranh thương mại.

Vấn đề về ngành nào được hưởng lợi còn phụ thuộc vào những chính sách, cơ chế của Nhà nước. Việc dòng vốn FDI, các doanh nghiệp rót vốn vào Việt Nam cần phải được đánh giá và nhìn nhận lại tìm hiểu lý do (nhân công giá rẻ, thiên đường thuế…). Đơn cử như trường hợp của Samsung, hiện nay đã có câu hỏi đặt ra là Samsung liệu có mở nhà máy thứ 3 tại Việt Nam không?

Một số thông tin cho rằng điều này có khả năng xảy ra nhưng thực tế vẫn chưa có động thái cụ thể. Hiện nay những lợi thế của Samsung khi đặt nhà máy tại Việt Nam trong tương lai có thể sẽ giảm xuống hoặc không còn. Chi phí nhân công tại Việt Nam sẽ gia tăng, chi phí bảo hiểm tăng và Nhà nước hiện đang muốn siết chặt vấn đề chuyển giá, từ đó những lợi thế cũng không còn nhiều nữa. Động cơ chính muốn hút được dòng vốn ngoại thì cần xem xét lại chính sách, từ đó mới tính tiếp đến mức độ ảnh hưởng sâu rộng của chiến tranh thương mại. Ở một số ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực, du lịch có thể sẽ bị thiệt hại, sau đó là các hãng hàng không.

Với ngành dệt may, ông Long không quá kỳ vọng trong tương lai gần sẽ có thay đổi chiến lược từ gia công sang sản xuất. Dệt may sẽ tiếp tục đón nhận dòng vốn vào hoạt động gia công thay vì có chuyển biến về chất. Vì công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực dệt của Việt Nam đang còn yếu. Thay vì nước ngoài mua nguyên liệu từ Việt Nam thì họ sẽ nhập khẩu vào Việt Nam và tiến hành gia công, như vậy mới đảm bảo được chất lượng, tiêu chuẩn khi xuất khẩu.

d03photo1533611180468-1533611180468806571721

 

Liên quan đến vấn đề chiến tranh thương mại, ông Nguyễn Trung Du nêu quan điểm, khi chiến tranh không có bên nào được hưởng lợi, ”bên thắng cuộc hay bên thua đều có đau thương”. Nếu chia theo ngành được hưởng lợi, dệt may, thủy sản, khu công nghiệp sẽ có hiệu ứng tích cực trước. Về phần thiệt hại, có nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng. Đơn cử như chứng khoán, trong thời gian qua, thanh khoản sụt giảm, tiền cho vay sụt giảm, margin sụt giảm, phí giao dịch giảm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp. Ngành ngân hàng các cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng dù kết quả lợi nhuận tốt, bất động sản cũng đang có dầu hiệu chững lại.

Đề cập đến số liệu nước ngoài vẫn đang mua ròng trên thị trường chứng khoán từ đầu năm, ông Du cho biết, về bản chất, động thái mua chỉ diễn ra tại một số thương vụ của doanh nghiệp, nằm ngoài thị trường khớp lệnh, do đó không ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Tiền thu về không được rót vào thị trường mà chảy vào doanh nghiệp phát hành. Nhưng ngược lại việc bán ròng khớp lệnh lại ảnh hưởng đến thị trường và nhà đầu tư. “Tôi phân thành 2 dòng vốn gồm dòng vốn đầu tư dài hạn và dòng vốn đầu tư ngắn hạn rót vào thị trường”, ông Du chia sẻ.

Tuy nhiên nếu nhìn trong dài hạn, triển vọng các ngành vẫn rất tích cực nhờ nhu cầu tiêu dùng, bán lẻ, tài chính, chứng khoán của người dân gia tăng. Đơn cử như lĩnh vực chứng khoán hiện nay số lượng tài khoản chỉ đạt 2 triệu đơn vị trên 90 triệu người tài Việt Nam, chưa loại bỏ những người sở hữu nhiều tài khoản. Vì thế, trong tương lai, lĩnh vực chứng khoán sẽ còn nhiều dư địa tăng trưởng.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ