Chuyển đổi xanh - 'vấn đề sống còn'

KHẢ MỘC
07:00 28/04/2024

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, chuyển đổi xanh giờ không còn là câu chuyện để bàn, mà ngày càng trở nên như một đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi quốc gia.

4448920230814133014
Chuyển đổi xanh là một trong những yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp Việt Nam phải sớm đáp ứng. Nguồn ảnh: Shutterstock

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, việc từng bước "xanh hoá" sản xuất, nhà máy xanh, công nghệ xanh, nguyên liệu sạch, năng lượng xanh đang trở thành xu thế tất yếu và là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp Việt hiện hụt hơi trong quá trình chuyển đổi xanh, thậm chí phải rời khỏi thị trường một cách đột ngột. Điển hình nhất là nhóm dệt may đang chật vật trước tiêu chuẩn xanh từ các nước phát triển. Một thống kê chỉ ra hơn 80% doanh nghiệp dệt may thuộc nhóm vừa và nhỏ, do đó đa số thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, đáp ứng các quy định phức tạp như LEED, thẩm định chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc.

Không chỉ riêng ngành dệt may, đây cũng là bài toán khó nói chung với đa phần các doanh nghiệp trong nước. Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng đa số doanh nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm nhỏ và vừa, không có đủ nguồn lực để chuyển đổi xanh và bền vững. Thêm vào đó, bài toán đối với Việt Nam khi tiến hành chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là cần lực lượng lao động có tay nghề cao.

Dù vậy, chuyển đổi xanh là một trong những yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp Việt Nam phải sớm đáp ứng. Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các nước châu Âu đưa tiêu chí về xanh lên số 1, chất lượng số 2 và giá thứ 3. Do vậy, việc Việt Nam không đáp ứng tiêu chí phân loại xanh sẽ gặp thách thức lớn cả về tăng trưởng tín dụng lẫn hỗ trợ doanh nghiệp.

Không chỉ Châu Âu, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… bắt đầu thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Do đó, nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt thì 6 loại hàng hoá quy định trong CBAM sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi vào các thị trường này.

Chuyện cây gậy và củ cà rốt trong chuyển đổi xanh

Để thúc đẩy doanh nghiệp, nền kinh tế chuyển đổi xanh, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, phải có cơ chế động lực đủ mạnh, tức là có cả "cây gậy và củ cà rốt". Việt Nam đã xây dựng được cơ chế chính sách về chuyển đổi xanh nhưng gần như lại để doanh nghiệp tự chiến đấu. Điều này rất khó để thúc đẩy chuyển đổi xanh như mục tiêu Chính phủ đề ra.

"Tôi lấy ví dụ như Trung Quốc đi trước ta khoảng vài năm nhưng đã có những thứ đáng tham khảo. Một là lĩnh vực tư nhân đầu tư vào tăng trưởng xanh được giảm lãi suất. Họ đã lập quỹ phát triển xanh quốc gia để hỗ trợ, khuyến khích thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm môi trường. Thứ hai là Việt Nam chưa cụ thể hóa, Quỹ đầu tư quốc tế có 15,5 tỷ USD để đầu tư vào nhưng ta chưa có danh mục, dự án, chương trình, địa phương cụ thể để họ đầu tư", ông Lực nói.

Ngoài ra còn có vấn đề liên quan đến danh mục phân loại xanh, đây là điểm cần cập nhật đầy đủ và kịp thời. Về đơn vị thẩm định, tư vấn danh mục phân loại xanh, chuyên gia này cho rằng nên thuê tư vấn độc lập và xây dựng cơ chế thẩm định mạch lạc.

"Bản thân chính các doanh nghiệp cũng gặp áp lực “xanh hóa”. Rõ ràng, sự hạn chế của hành lang pháp lý phát triển nguồn vốn tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng như chính sách riêng khuyến khích từng lĩnh vực hoạt động cũng khiến doanh nghiệp khó chuyển đổi xanh", chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh.

TS. Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia sẻ, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vấn đề cần bàn vẫn là năng lực thực thi việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Đây là vấn đề mới, chưa rõ khái niệm, luật lệ chưa đầy đủ thì rất khó thực thi.

Ông Thiên nhấn mạnh, nhà nước cần có vai trò, trách nhiệm biến thách thức tổng thể thành cơ hội của doanh nghiệp, tức là phải thiết kế hệ thống chính sách, cơ chế để doanh nghiệp thấy cơ hội ở đó. Bên cạnh đó, cần cho thấy lợi ích của doanh nghiệp thì họ sẽ làm. Đó gọi là biến thách thức của chính quyền thành cơ hội của doanh nghiệp.

"Về cơ bản, cơ chế thị trường là đặc biệt quan trọng, còn ưu đãi chỉ là đi kèm. Chúng ta đã cam kết với thế giới nên không chuyển đổi xanh là không được, thậm chí càng chuyển sớm càng có lợi. Đây là thách thức mới nhưng là vấn đề sống còn", TS. Trần Đình Thiên lưu ý.

Cùng chung quan điểm, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn nhận định, Việt Nam đang đi cùng với thế giới về mặt tư duy trong tăng trưởng xanh, nhưng vấn đề ở đây là thách thức với Việt Nam trong chuyển đổi xanh còn lớn.

"Tổng kết thực hiện kế hoạch chuyển đổi xanh quốc gia cho thấy chúng ta mới đi được 1/4 chặng đường và yếu nhất vẫn là ở thực thi chính sách. Để giải quyết vấn đề này, giai đoạn 2021-2030 cần rà soát lại vướng mắc trong thực thi chuyển đổi xanh để không lặp lại những vấn đề như giai đoạn trước", PGS.TS. Bùi Quang Tuấn nói.

Chuyên gia này cho biết các vướng mắc đầu tiên là năng lực thực thi chủ trương chính sách. Việt Nam đã có sổ tay hướng dẫn tín dụng xanh, tăng trưởng xanh, đã có quy định về chuyển đổi xanh. Nhưng hiện nay vẫn chưa có Danh mục phân loại xanh, tiêu chí môi trường.

Hai là hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Việc thiếu hỗ trợ sẽ tạo nguồn cung hạn chế cho thị trường. Vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, nhận thức doanh nghiệp chưa đẩy đủ để tham gia vào chuyển đổi xanh, đi cùng với đó là sự hấp dẫn của trái phiếu xanh, tín dụng xanh còn chưa cao.

Ba là làm thế nào để có nền tảng chuyển đổi xanh. Xanh hoá sản xuất là cấu phần quan trọng, cơ cấu năng lượng, phát thải, thực hiện kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Từ cấp độ quốc gia, công nghệ đầu tư không đủ. Trung bình các nước đầu tư khoảng 2,2% GDP cho công nghệ trong khi đó Việt Nam còn rất thấp, cần hỗ trợ để chuyển đổi công nghệ cho doanh nghiệp.

Dư nợ tín dụng xanh hiện nay chỉ tập trung nông nghiệp, năng lượng trong khi còn nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế còn cần chuyển đổi và chiếm tỷ trọng lớn như xây dựng, giao thông hoặc công nghiệp chế biến chế tạo - cần coi đây là đột phá.

Bốn là làm sao nâng cao nhận thức qua truyền thông. Cần xây dựng văn hoá chuyển đổi xanh, thay đổi nhận thức của các địa phương về chuyển đổi xanh, đó không phải chỉ là vấn đề dự án, vốn. Có thể thấy yêu cầu chuyển đổi xanh đã sát cửa ngõ nhưng vẫn sự quan tâm, tập trung chưa nhiều.

  • Cùng chuyên mục
Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.

Tài chính - 28/03/2025 14:24

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...

Tài chính - 28/03/2025 13:59

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.

Tài chính - 28/03/2025 07:36

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.

Tài chính - 27/03/2025 18:55

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.

Tài chính - 27/03/2025 17:58

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

Tài chính - 27/03/2025 17:35

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 27/03/2025 12:13

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.

Tài chính - 27/03/2025 12:12

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.

Tài chính - 27/03/2025 07:59

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58