Chủ tịch Quốc hội: Luật Thủ đô sửa đổi có tầm quan trọng đặc biệt

BẢO LÂM
07:10 11/11/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước, do đó dự án luật phải thể chế hóa được Nghị quyết của Đảng về vị trí, vai trò, định hướng và nhiệm vụ phát triển của Hà Nội đến giữa thế kỷ.

Chiều 10/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đầu tư nhiều thời gian, công sức cho dự án Luật Thủ đô

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 4 gồm các đoàn: Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là dự án Luật Luật Thủ đô sửa đổi có tầm quan trọng đặc biệt. Hà Nội vừa là một đô thị đặc biệt, vừa là Thủ đô của cả nước. Đô thị đặc biệt thì có thể có nhiều nhưng Thủ đô chỉ có một.

Thủ đô được định nghĩa trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế.

Khác với Nghị quyết 11-NQ/TW trước đây đã xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn văn hóa, giáo dục và đào tạo, kinh tế…Nghị quyết số 15-NQ/TW đặt kinh tế lên trước, bởi quy mô kinh tế của Thủ đô ngày càng lớn, đến nay về quy mô chỉ sau TP.HCM. Thu ngân sách của Hà Nội cũng đã gần với tổng thu của TP.HCM, trong khi TP.HCM có cảng biển. Tính riêng về thu nội địa thì Hà Nội đứng đầu cả nước. Với quy mô như vậy nên trong Nghị quyết lần này đã có định vị lại.

Cùng với đó, Hà Nội cũng được xác định là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, vừa là bộ mặt và là trái tim của cả nước, là tất cả những gì tinh túy nhất. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình là những danh hiệu được thế giới trao tặng. Gần đây UNESCO trao tặng cho Hà Nội danh hiệu thành phố thiết kế sáng tạo trong mạng lưới thành phố sáng tạo trên thế giới.

vuong-dinh-hue1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng.

Theo ông Vương Đình Huệ, với nhiều nội dung như vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng và nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến tận giữa thế kỉ để thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cả nước.

Như nhiều đại biểu đã nói: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước theo tinh thần "Hà Nội vì cả nước và cùng cả nước". Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP. Hà Nội thì nêu tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cùng cả Nhà nước". Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô là đầu tư rất lớn công sức cho dự án luật này, khởi động từ sớm ngay từ khi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP. Hà Nội ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ cá nhân mình không chỉ thực hiện trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà cũng là trách nhiệm của công dân trên địa bàn Thủ đô và từng đảm nhận nhiệm vụ là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Do đó dành nhiều sự quan tâm, đầu tư nhiều thời gian, công sức đến dự án luật này.

Đến nay, dự án luật trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 được các đại biểu ghi nhận dù mới trình lần đầu nhưng đã có chất lượng khá tốt. Nhằm khắc phục tính chất luật khung, luật ống, dự thảo luật đã bổ sung nhiều quy định cụ thể, tăng thêm 3 chương và 27 Điều so với luật hiện hành. Các điều khoản mang tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi.

Định hướng chung xây dựng luật vừa quy định những vấn đề có tính phổ quát của một đô thị đặc biệt vừa có tính đặc thù của Thủ đô, riêng có của Thủ đô. Thực chất đây là đạo luật về cơ chế đặc thù và thực chất đây là đạo luật về giao quyền, phân quyền, phân cấp; trong đó có gắn với trách nhiệm giám sát và kiểm tra. Quán triệt nội dung này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến để qua hai kỳ họp có được dự án luật với chất lượng tốt nhất.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) có thuận lợi hơn khi đã xây dựng Nghị quyết quy định về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM với quy mô gần như một đạo luật với 44 chính sách, trong đó có 27 chính sách hoàn toàn mới so với những chính sách đã áp dụng cho các địa phương khác trong toàn quốc. Đây là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa những nội dung phù hợp với Thủ đô.

Mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội phù hợp

Cho ý kiến về mô hình tổ chức chính quyền đô thị TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện trong cả nước có Hà Nội và Đà Nẵng thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và TP.HCM là thực hiện chính thức. Giữa mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội so với Đà Nẵng và TP.HCM có điểm khác biệt.

Qua tổng kết thực hiện, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội nhận thấy mô hình chính quyền đô thị như của Hà Nội có vẻ là phù hợp hơn khi chỉ quy định không tổ chức HĐND phường, giữ HĐND quận, huyện; còn chính quyền ở nông thôn vẫn có cả UBND và HĐND.

to-4

Tổ 4 gồm các đoàn: Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu cho nhiều ý kiến đóng góp dự án luật. Ảnh: Phạm Thắng.

Trong khi đó, tại TP.HCM và Đà Nẵng, cấp quận không tổ chức HĐND thì không còn là một cấp ngân sách mà chỉ là đơn vị dự toán khi đó không được bố trí dự phòng ngân sách, không có được cơ chế của một cấp ngân sách nên gặp nhiều khó khăn.

"Theo lý thuyết về cấp chính quyền thì ở đâu có UBND thì phải có HĐND, ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có giám sát. Do tính chất địa lý nên mô hình của Hà Nội chỉ bỏ cấp phường mà vẫn giữ lại cấp quận cho thấy sự ổn định và hiệu quả hơn. Nhận thấy mô hình của Hà Nội phù hợp hơn Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đồng ý để Hà Nội tiếp tục áp dụng mô hình này. Đến nay sau khi tổng kết thì muốn luật hóa về nội dung này", Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là nội dung tương đối "chín".

Về số lượng đại biểu HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết khi xây dựng dự thảo ban đầu có nhiều vướng mắc về vấn đề này. Bởi Trung ương có quy định là từng bước giảm số lượng HĐND các cấp. Cho nên, các cơ quan soạn thảo khi thấy TP. Hà Nội đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND cấp thành phố từ 90 lên 125 thì không đồng ý.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nghị quyết của Trung ương cho thấy đề xuất của TP. Hà Nội là hoàn toàn phù hợp. Bởi vì khi mà không tổ chức HĐND ở cấp phường thì Hà Nội đã giảm được khoảng 6.000 người. Nay đề xuất tăng đại biểu HĐND TP. Hà Nội thì tổng số đại biểu vẫn giảm mạnh.

Nghị quyết của Trung ương không yêu cầu trực tiếp phải giảm cụ thể ở cấp nào là bao nhiêu mà yêu cầu về giảm về tổng số. Do đó, đề xuất của TP. Hà Nội là dễ hiểu và hợp lý. Với các thức tiếp cận và nhận thức như vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ đề xuất của TP. Hà Nội.

  • Cùng chuyên mục
WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11