Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ

Nhàđầutư
"Tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ và sẽ đạt được mục tiêu mà Chính phủ báo cáo Quốc hội, đặc biệt là năm 2022. Chúng ta thu hút mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa thì nhất định kinh tế sẽ phát triển hơn thời gian tới", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.
BẢO LÂM
21, Tháng 10, 2021 | 14:16

Nhàđầutư
"Tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ và sẽ đạt được mục tiêu mà Chính phủ báo cáo Quốc hội, đặc biệt là năm 2022. Chúng ta thu hút mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa thì nhất định kinh tế sẽ phát triển hơn thời gian tới", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Sáng 21/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Niềm tin phục hồi kinh tế Việt Nam là có cơ sở

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) nhất trí với báo cáo của Chính phủ. Theo ông, tất cả những vấn đề diễn ra ở đất nước ta từ dịch bệnh, thiên tai trong chỉ đạo, điều hành hay nói cách khác là quản trị đất nước 100 triệu dân là vấn đề rất khó khăn, do đó tất cả những chỉ đạo điều hành phải chú ý quản trị tốt nhất và ngoài thành quả chung nên rút kinh nghiệm sâu sắc về nhiều vấn đề trong bối cảnh nhiều thách thức đặt ra.

Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Nếu làm việc tốt, cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ, phục vụ tốt cho nhân dân. Nhân dân trao quyền rất lớn nhưng cũng yêu cầu rất cao. Chúng ta phải biết rút kinh nghiệm tất cả việc đã làm để thời gian tới làm tốt hơn. Tôi mong rằng Chính phủ tiếp tục phát huy, các bộ trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

Vị đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM nhận định qua đợt dịch bệnh cho thấy sự cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt lực lượng tuyến đầu như quân đội, công an, nhất là y tế "xông pha trận mạc" vất vả nhất. Chủ tịch nước có văn bản đề nghị Chính phủ, ngành y tế sơ kết, tổng kết, đánh giá tuyên dương công trạng của lực lượng tuyến đầu, những người có công trang lớn trong khám chữa bệnh cho nhân dân, những tấm gương thiện nguyện… để phát động lên tinh thần cách mạng.

nguyen-xuan-phuc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Phúc.

Bên cạnh đó, tấm lòng của người dân, đóng góp của doanh nghiệp vô cùng lớn nên cần biểu dương, trân trọng, dựa vào sức dân, dựa vào xã hội hóa để hỗ trợ cho khám chữa bệnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng nhiều nước trên thế giới vẫn thực hiện giãn cách xã hội, trong nước nhiều địa phương xuất hiện ổ dịch mới và lưu ý thực tế đó cho thấy không được chủ quan, không được đơn giản hóa, không thể từ cực này sang cực khác dẫn đến hậu quả mà phải đề cao cảnh giác, có biện pháp kiên quyết, kịp thời hơn nữa.

"Không thể đóng cửa mãi đất nước, ta cũng phải mở cửa giải quyết việc làm, thu nhập, phát triển kinh tế xã hội nhưng phải đề cao cảnh giác vì dịch COVID-19 vẫn đe dọa nước ta trong thời gian tới. Trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân rất nặng nề, đặc biệt là ngành y tế", Chủ tịch nước phân tích.

Thừa nhận tình hình kinh tế có khó khăn, tuy nhiện, Chủ tịch nước đánh giá thời gian qua khi mở cửa một bước thì không khí làm ăn là tích cực, bên cạnh nhiều nơi duy trì tốt như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… đã có một số địa phương vươn lên mạnh nhẽ như các tỉnh Đông Nam Bộ, TP.HCM.

Theo Chủ tịch nước, niềm tin phục hồi kinh tế Việt Nam là có cơ sở. Các tỉnh đều có quyết tâm rất cao, nên ngoài công nghệ cao phát triển thời gian qua, chúng ta đã đảm bảo được năng lượng, sản xuất xuất khẩu, nông nghiệp...

"Tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ và sẽ đạt được mục tiêu mà Chính phủ báo cáo Quốc hội, đặc biệt là năm 2022. Uy tín của Việt Nam cao, chúng ta phải giữ cái này, cố gắng giữ một thể chế tốt, điều hành tốt, thu hút mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa thì nhất định kinh tế Việt Nam sẽ phát triển hơn thời gian tới. Tôi có niềm tin mạnh mẽ. Yếu tố đoàn kết, ý chí phấn đấu, "chia ngọt sẻ bùi" vượt qua khó khăn để vươn lên của người dân Việt Nam", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

"Không phải cứ chăm chăm cổ phần hóa để nhắm đất đai xây đô thị"

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định) đã làm rõ hơn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách về tính khả thi của dự toán ngân sách năm 2022.

ho-duc-phoc

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định). Ảnh: Quốc hội.

Theo đó, Chính phủ dự kiến thu từ cổ phần hóa, thoái vốn ngân sách Nhà nước được khoảng 30.000 tỷ đồng. Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng con số này cần tính lại tính khả thi.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết trong năm tới, Trung ương dự kiến thu khoảng 20.000 tỷ đồng từ thoái vốn ở một số doanh nghiệp như FPT, Nhựa tiền Phong, Habeco… Với vốn địa phương, riêng số nộp giai đoạn trước mà các địa phương đang giữ lại khoảng 12.000 tỷ đồng.

Lý giải về vướng mắc cổ phần hóa là phê duyệt phương án cổ phần hóa, nhất vẫn là phần đất đai, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói rằng để giải quyết tận gốc thì không nên tính giá trị đất đai vào giá trị cổ phần hóa, nhưng phải quản lý để không thất thoát. Ông cho rằng khi cổ phần hóa, chỉ đấu giá cổ phần giá trị trên đất. Đất sử dụng mục đích nào thì giữ nguyên, nếu chuyển mục đích thì đấu giá.

"Chúng ta làm vậy sẽ giúp tăng năng lực cho nền kinh tế. Doanh nghiệp không phải cứ chăm chăm cổ phần hóa doanh nghiệp để nhắm đến đất đai xây đô thị", ông nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ