Chủ tịch Hưng Thịnh Corp: Vướng pháp lý dự án khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay

Nhàđầutư
Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Corp cho biết, hiện nay, chủ đầu tư chỉ được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án. Nhưng do pháp lý khó khăn, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay.
VŨ PHẠM
04, Tháng 08, 2023 | 07:07

Nhàđầutư
Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Corp cho biết, hiện nay, chủ đầu tư chỉ được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án. Nhưng do pháp lý khó khăn, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay.

Ngày 3/8, tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản (BĐS), ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp đánh giá, nghị quyết đã đi vào thực tế trong thời gian khó khăn vừa qua. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà doanh nghiệp xin kiến nghị để thúc đẩy nhanh hơn.

Cụ thể, ông Trung cho biết, một dự án phát triển đến được giai đoạn có giấy phép xây dựng mới tạo ra công ăn việc làm, đơn đặt hàng cho hàng trăm ngành nghề liên quan. Nhưng, thực tiễn hiện nay quy trình thủ tục để có được giấy phép xây dựng chưa đảm bảo vì nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan.

"Chúng tôi mong rằng các cơ quan ban ngành từ Chính phủ đến các tỉnh, thành có giải pháp hỗ trợ đặt mục tiêu doanh nghiệp được cấp phép xây dựng để đưa dự án vào triển khai", ông Trung nói.

nguyen-dinh-trung-hung-thinh

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bên cạnh đó, hiện nay, chủ đầu tư chỉ được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án. Song, do tình trạng pháp lý khó khăn, những quy định về tiếp cận vốn sẽ tạo khó khăn trong công tác tiếp cận vốn vay.

Vị Chủ tịch Hưng Thịnh Corp kiến nghị, trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay. Những vấn đề này giúp doanh nghiệp, ngân hàng, người tiêu dùng luân chuyển dòng tiền, tạo thành khoản... tạo ra công ăn việc làm, tăng chi tiêu của người dân

Tiếp theo, liên quan đến mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội, ông Trung cho rằng, cần phải cho phép người mua nhà ở xã hội được phép chuyển nhượng BĐS của mình tự do. Trường hợp này có thể quy định bên nhận chuyển nhượng lại phải nộp thêm khoản tiền tương ứng phần giá trị tiền sử dụng đất…

Một vấn đề nữa, hiện các dự án BĐS đang tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, đây là phương án tốt nhất cho đến hiện nay, trong đó việc áp dụng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư là hợp lý.

Tuy nhiên, ông Trung nhận định, nhiều địa phương không áp dụng chỉ số CPI của địa phương mà áp dụng theo CPI quốc gia. Quan điểm của nhiều chuyên gia cần áp dụng CPI của địa phương nhằm phản ánh đúng tăng trưởng và tình trạng kinh tế của địa phương, tránh tình trạng giá BĐS ở một số nơi cao.

Cuối cùng, ông Trung kiến nghị Bộ TN&MT, Tài chính, Xây dựng nên tính tới giải pháp sử dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (K). Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể tính toán được tiền sử dụng đất phải đóng trước khi quyết định đầu tư và hợp tác đầu tư. Còn nhà nước không khó khăn trong việc định giá đất.

Khi áp dụng phương pháp hệ số K, để đảm bảo nguồn thu ngân sách và hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, kiến nghị tăng thuế thu nhập doanh nghiệp của ngành nghề kinh doanh BĐS từ 20% tăng lên 28-30% dưới mức thuế khai thác tài nguyên quý hiếm hiện là 32-50%.

"Khoản thuế này đánh trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp BĐS chứ không phải ở chi phí đầu vào mà người tiêu dùng phải gánh. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho đại đa số người dân tiếp cận nhà với giá hợp lý. Doanh nghiệp BĐS có thể đạt lợi nhuận thấp hơn, nhưng mọi việc sẽ thuận lợi, góp phần bài toán giải quyết việc làm, đóng góp vào dòng chảy phát triển kinh tế đất nước", ông Trung cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ