Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Giới hạn tuổi hưu khiến phụ nữ chịu 'thiệt thòi"!

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đồng tình với quy định tăng tuổi hưu và cho rằng thực tế phụ nữ chịu thiệt thòi trên con đường thăng tiến vì những giới hạn về quy định tuổi nghỉ hưu.
THẮNG QUANG
13, Tháng 06, 2019 | 11:10

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đồng tình với quy định tăng tuổi hưu và cho rằng thực tế phụ nữ chịu thiệt thòi trên con đường thăng tiến vì những giới hạn về quy định tuổi nghỉ hưu.

Ngày 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Bắc Giang), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng bộ luật lần này đã điều chỉnh bổ sung những quy định cần thiết, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành luật.

Dự án luật cũng kịp thời đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới được thể hiện trong rất nhiều các quy định của dự thảo luật.

Tăng tuổi nghỉ hưu giúp phụ nữ thêm cơ hội thăng tiến

Góp ý về vấn đề điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, đại biểu Hà phân tích các căn cứ phương án Chính phủ đưa ra vừa bảo đảm quyền, đồng thời thể hiện trách nhiệm của người lao động có tính đến các điều kiện, tính chất lao động và rất nhiều yếu tố khác.

Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không phải là một vấn đề mới và đã được bàn thảo rất nhiều trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012. Trong quá trình đóng góp ý kiến cho Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cán bộ, công chức.

nguyen-thi-thu-ha

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu góp ý cho dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: Bảo Lâm

"Qua nắm bắt dư luận xã hội, chúng ta biết là còn có nhiều người chưa thực sự đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh này là cần thiết, ngoài những lý do mà Chính phủ trình", nữ đại biểu Quốc hội nói.

Theo đại biểu Hà, tuổi nghỉ hưu hiện tại đã được quy định cách đây gần 60 năm. Đến nay, tất cả các điều kiện về kinh tế - xã hội, điều kiện lao động, sức khỏe, tuổi thọ bình quân, về yêu cầu phát triển đất nước đã thay đổi nhiều nên tăng tuổi nghỉ hưu đã chín muồi.

"Cách đây 15 năm lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người/năm, đến nay chỉ còn 400.000 người/năm, dự báo 15 năm tới Việt Nam chỉ tăng 200.000 lao động/1 năm. Như vậy, trong tương lại chúng ta rất thiếu lao động", đại biểu đoàn Bắc Giang dẫn chứng.

Cũng theo vị đại biểu này, đối với nữ việc tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc tăng số năm đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, bà Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định chắc chắn lương hưu lao động nữ sẽ cải thiện tốt hơn.

Thực tế hiện nay theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, lương hưu trung bình của phụ nữ chỉ chiếm khoảng 84% so với lao động nam. Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tích cực đến việc phát triển sự nghiệp và sự tiến bộ của phụ nữ do có thêm cơ hội trong đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, bồi dưỡng cũng như nhiều quy trình về công tác cán bộ khác.

Hiện, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ trước 5 năm nên dẫn đến nhìn chung các quy định về tuổi tham gia đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch bổ nhiệm của phụ nữ đều sớm hơn nam giới 5 năm. Trong khi đó, một phụ nữ trung bình mất khoảng 5 đến 8 năm sinh và nuôi 2 con nhỏ, do vậy thường sau 35 tuổi phụ nữ mới có điều kiện thuận lợi hơn để tập trung cho công việc và phát triển sự nghiệp.

"Nói cách khác, sau khi thực hiện xong thiên chức làm mẹ, cơ hội đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm của người phụ nữ hạn chế đi đáng kể. Thời gian qua có rất nhiều ví dụ thực tế cho thấy phụ nữ chịu thiệt thòi trên con đường thăng tiến vì những giới hạn về quy định tuổi nghỉ hưu", Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho hay.

Bà Hà cũng ủng hộ quyền được nghỉ hưu sớm, theo đó quy định về nghỉ hưu sớm ở độ tuổi thấp hơn đối với một số nhóm lao động đặc thù là rất cần thiết. Bà đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đưa ra các căn cứ khoa học, thực tiễn về các ngành nghề hoặc các đối tượng lao động nào cần được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và thấp hơn là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần thực hiện đồng bộ với các chính sách khác về lao động, về an sinh xã hội một cách tổng thể và cần được tuyên truyền đầy đủ để tạo ra sự đồng thuận của xã hội trong triển khai thực hiện.

3 nhóm đối tượng điều chỉnh tuổi hưu

Giải trình làm rõ vấn đề này, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định tăng tuổi hưu là xu hướng tất yếu cũng như yêu cầu thực sự cần thiết. Thời điểm này, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu như Nghị quyết số 28 của Trung ương đã nêu rất rõ các mục tiêu và yêu cầu đề ra.

Ông bày tỏ vui mừng vì cơ bản các đại biểu Quốc hội phát biểu đã đồng thuận với phương án dự án luật đưa ra. Ông cũng cho rằng việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chưa bao giờ là dễ, hầu như các nước đều gặp phải khó khăn khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Trong đó có 4 vấn đề lớn: Các nước đều đi đến là quyết định sớm khi còn thặng dư lao động; đều tiến hành lộ trình tăng phải chậm; thường người dân và người lao động không đồng tình nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lâu dài các nước đều quyết định; trong quá trình xử lý, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải phân loại đối tượng theo các nhóm.

"Đây là 4 kinh nghiệm các nước đặt ra chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu. Chúng tôi khẳng định tuổi nghỉ hưu đích đạt đến của chúng ta nữ là năm 2035, nam là năm 2029. Khi đó như tinh thần dự thảo Nghị quyết Đại hội 13, năm 2030 Việt Nam thuộc vào nước phát triển trung bình cao, năm 2045 chúng ta thuộc vào nước phát triển, khi đó chắc chắn tình hình sức khỏe, điều kiện, v.v... tất cả chúng ta sẽ có sự thay đổi, kể cả về kinh tế - xã hội, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu", ông Đào Ngọc Dung nói.

Theo ông, điều chỉnh tuổi hưu sẽ phân ra 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là tuổi nghỉ hưu lao động trong điều kiện bình thường. Nhóm thứ hai là nhóm lao động ngành nghề, lĩnh vực độc hại, nặng nhọc, suy giảm, vùng sâu, vùng xa có phụ cấp 0,7 thì có quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật.

dao-ngoc-dung1

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Bảo Lâm.

"Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu muộn hơn, ở đây có danh sách cụ thể. Hiện nay chúng ta áp dụng chủ yếu có 3 đối tượng: Đối tượng thứ nhất là 17 Thẩm phán TAND tối cao; thứ hai là nữ Thứ trưởng; thứ ba là đối với nhà khoa học và quản lý", Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan soạn thảo dự án luật chủ động trong việc khảo sát kỹ và phân loại các đối tượng lao động tăng tuổi nghỉ hưu. Theo bà, đây là một trong những vấn đề rất quan trọng để sau này có những đề xuất và những giải pháp phù hợp khi hoàn thiện luật này.

Hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu

Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình xin ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (Quốc hội khóa XIV) đưa ra ra 2 phương án:

Phương án 1 là tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2 là tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 66 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ