Chủ tịch Deloitte Việt Nam: ‘Nền móng của bền vững chính là an toàn’

KHÁNH AN
10:20 13/10/2021

Bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng để phục hồi nhanh nhất khi đại dịch qua đi, lãnh đạo doanh nghiệp cần có cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro và khủng hoảng, cần xây dựng khung quản lý khủng hoảng và lập kế hoạch kinh doanh liên tục để thích ứng, duy trì hoạt động.

123

Bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD). Ảnh: Deloitte Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt do làn sóng COVID-19 lần thứ tư, tăng trưởng GDP quý 3/2021 giảm 6,17% (so với quý 3/2020), bên cạnh đó, đại dịch cũng khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.

Theo Tổng Cục Thống kê, tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Như vậy, bình quân một tháng có đến 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) để tìm hiểu về thực trạng và phương pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp này.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh phức tạp, với vị thế công ty tư vấn, kiểm toán số 1 tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á, Deloitte đã ứng phó, phục hồi để phát triển như thế nào thưa bà?

Bà Hà Thị Thu Thanh: Trên hành trình 30 năm tiên phong của Deloitte Việt Nam, chúng tôi đã trải qua không ít cuộc khủng hoảng về kinh tế và xã hội. Mô hình quản trị khủng hoảng và quản trị rủi ro của Deloitte tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ lãnh đạo kiên tâm, những người có trí tuệ, chiến lược, và kiên cường bám đuổi các mục tiêu dài hạn.

Lãnh đạo kiên tâm ngoài bản lĩnh vững vàng về quản trị, còn mở ra tầm nhìn và gieo niềm tin bằng những giá trị để tạo nên sức mạnh cộng hưởng cho mọi thành viên của doanh nghiệp. Bằng sự thấu cảm cao, họ sẽ tạo nên một tập thể kiên chí, kiên trì và một doanh nghiệp kiên cường. Khi mọi yếu tố bên ngoài bị xáo trộn thì nguồn nội lực bên trong của doanh nghiệp chính là giá trị cốt lõi cho sự phục hồi và phát triển.

Bên cạnh đó, mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ về hoạt động kinh doanh, nhưng Deloitte luôn tập trung cao nhất vào việc bảo vệ cho đội ngũ nhân viên của mình. Deloitte là một trong những hãng kiểm toán triển khai tiêm vaccine nhanh nhất cho nhân viên, đảm bảo môi trường văn phòng xanh và tuyệt đối tuân thủ 5K. Cùng với đó, chúng tôi tự hào với văn hóa doanh nghiệp đầy ắp sự quan tâm, chia sẻ dành cho cả nhân viên và người thân của họ, cho họ sự an tâm cả về đời sống vật chất và tinh thần.

Đặc biệt, tư duy tại Deloitte không phải là quản lý công việc bằng thời gian mà là quản trị hiệu quả lao động. Ngay từ trước khi COVID-19 xảy ra, chúng tôi đã có chính sách làm việc linh hoạt, đảm bảo hiệu suất của nhân viên với tinh thần trách nhiệm, tự giác và kỷ luật cao. Nhờ đó, khi dịch bệnh kéo theo tình trạng giãn cách xã hội khiến mọi hoạt động xã hội bị ngưng trệ, thì chúng tôi đã duy trì được 100% đội ngũ làm việc từ xa với hiệu suất công việc luôn ở mức độ tốt.

Theo bà trong giai đoạn này, doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, cần có giải pháp gì để nhanh chóng vượt qua khó khăn và phục hồi nhanh nhất khi đại dịch qua đi?

Bà Hà Thị Thu Thanh: Trước mắt, để duy trì kinh doanh liên tục, doanh nghiệp cần nhiều yếu tố, nhưng nên tập trung nhất từ hai nguồn lực lớn: Tài chính và con người.

Nền móng của bền vững chính là an toàn: An toàn nguồn lực lao động và an toàn sản xuất kinh doanh.

Mdme - Lady in Red1

Tất cả lãnh đạo doanh nghiệp cần có một cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro và khủng hoảng.

Bà Hà Thị Thu Thanh-Chủ tịch Deloitte Việt Nam

Theo đó, doanh nghiệp cần duy trì được nguồn lực tài chính bằng cách cân đối dòng tiền, xây dựng quy trình, chính sách và cơ chế giám sát ngân quỹ; minh bạch tài chính. Cần nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi lao động bằng cách đảm bảo hỗ trợ vật chất, củng cố môi trường làm việc an toàn, tập trung vào văn hóa quan tâm, chia sẻ và quan hệ pháp lý chặt chẽ với người lao động. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng tối đa công nghệ số để gia tăng năng suất lao động và hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh. Về lâu dài, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần biết phía trước con đường là gì.

Theo đánh giá của Deloitte, nhiều doanh nghiệp đã lớn, đã trưởng thành nhưng vấn đề đánh giá quản trị rủi ro vẫn chỉ ở mức độ trung bình, chưa gắn với mục tiêu lâu dài. Thậm chí, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa có sự nhận thức về quản trị rủi ro mà luôn luôn nghĩ rằng quy mô nhỏ thì không cần.

Không phân biệt quy mô, không phân biệt ngành nghề, tất cả lãnh đạo doanh nghiệp cần có một cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro và khủng hoảng, cần xây dựng khung quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch kinh doanh liên tục để thích ứng, duy trì hoạt động.

Là một người có nhiều cơ hội lựa chọn con đường sự nghiệp cho mình, điều gì khiến bà lựa chọn con đường doanh nhân?

Bà Hà Thị Thu Thanh: Thực ra, con đường doanh nhân đã chọn tôi. Sau 8 năm công tác tại Bộ tài chính, tôi bước chân vào con đường ấy một cách tự nhiên bằng tâm thế của một người làm nghề chuyển sang làm lãnh đạo, khi trở thành lãnh đạo Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) - Công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam, tiền thân của Deloitte Việt Nam.

Sau này, tôi mới hiểu ra ngày một đầy đủ thế nào là tinh thần và khát vọng doanh nhân, đó là không chỉ lãnh đạo mà còn kiến tạo những giá trị để doanh nghiệp phát triển bền vững theo năm tháng.

Đã là doanh nhân phải là người có khát vọng làm giàu chính đáng! Tôi tự cho rằng tôi là một doanh nhân tri thức, bởi Deloitte hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc biệt, dịch vụ của trí tuệ. Mỗi một thành viên của Deloitte được công ty gọi là những “talent” - tài năng. Trong khát vọng làm giàu của những doanh nhân liên quan đến chất xám và tri thức, chúng tôi khát khao làm giàu những giá trị không chỉ về tiền bạc mà còn cả kiến thức, những trải nghiệm làm nghề được chia sẻ, đào tạo cùng những giá trị cống hiến cho cộng đồng.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, bà đánh giá thế nào về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nhân hiện nay?

Bà Hà Thị Thu Thanh: Trách nhiệm xã hội cộng đồng của doanh nghiệp không nằm trong bất cứ quy định hay khung pháp lý của bất cứ quốc gia nào, dù là tại Việt Nam hay tại các quốc gia phát triển. Tuy vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính là nhân tố tiên quyết tạo nên giá trị cho doanh nhân và doanh nghiệp.

Thông qua việc thực thi những hoạt động kiến tạo giá trị cho cộng đồng, thực ra doanh nhân đang hướng tới trụ cột thứ ba trong ba yếu tố của phát triển bền vững (bao gồm trụ cột kinh tế, môi trường, và xã hội). Hơn lúc nào hết, khi những “cơn bão” quét qua, cho dù là bão tự nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và hay cơn bão của làn sóng COVID-19 thứ 4, thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mọi doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, ở bất kỳ quy mô nào, đã vượt khỏi phạm vi một trách nhiệm, mà trở thành một giá trị cốt lõi.

Giữa những cơn bão ấy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển nguồn vốn xã hội của mình. Giống với việc đầu tư vào nguồn lực lao động, thì việc kiến tạo giá trị xã hội và nguồn vốn xã hội sẽ là trợ lực lớn cho doanh nghiệp khi nguồn lực về tài chính đang mỏng dần đi do đại dịch.

Khi doanh nghiệp quan tâm và lan tỏa giá trị cộng đồng tốt, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, theo đó mang lại tăng trưởng kinh tế tốt hơn. Đó cũng chính là một trong những nền tảng của quản trị công ty tốt, nền tảng bền vững cho sự phát triển, tạo nên sự kết nối giá trị sâu sắc hơn cho các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn bà!

  • Cùng chuyên mục
Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tại Quyết định 2411/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tài chính - 14/11/2024 17:22

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC sẽ đấu giá 300 triệu cổ phiếu giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp qua HoSE. Thời điểm thực hiện trong quý IV/2024 và năm 2025.

Tài chính - 14/11/2024 16:17

DIC Corp: Đường về đích xa vời

DIC Corp: Đường về đích xa vời

DIC Corp mới thực hiện 4% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng và kỳ vọng có đột biến quý cuối năm để hướng tới chào mừng 35 năm thành lập tập đoàn vào năm tới.

Tài chính - 14/11/2024 11:00

Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng và vượt qua các tổ chức kinh tế dù lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp.

Tài chính - 14/11/2024 10:43

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát Mỹ đã tăng lên vào tháng 10. Diễn biến này đã nằm trong kỳ vọng của Phố Wall.

Tài chính - 14/11/2024 09:31

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc mạnh trong quý III do kinh tế khó khăn, cạnh tranh tăng, bão Yagi, tăng giá viện phí và Bệnh viện TNH Việt Yên chậm đi vào hoạt động hơn dự kiến.

Tài chính - 14/11/2024 06:30

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.

Tài chính - 13/11/2024 11:00

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 13/11/2024 07:00

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.

Tài chính - 12/11/2024 16:43

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.

Tài chính - 12/11/2024 09:29

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00