Chính sách công nghiệp phải thích ứng với xu thế mới
Mặc dù khung pháp lý về chính sách công nghiệp tại Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện song vẫn chưa đáp ứng được trước các xu thế mới…
Bối cảnh mới, yêu cầu mới…
Hôm nay (20/12), tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình "Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh" do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo "Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam".
Phát biểu tại Hội thảo, Viện trưởng CIEM, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến sâu sắc và nhanh chóng trên nhiều phương diện. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực công nghệ cao đang có những chuyển biến nhanh chưa từng có tiền lệ.
"Cuộc cách mạng này đang có những tác động nhanh, sâu rộng trên mọi mặt của lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong khi đó, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu, trong đó có những điều kiện thời tiết cực đoan, suy giảm tài nguyên thiên nhiên truyền thống, và các vấn đề an ninh phi truyền thống…", Viện trưởng CIEM đặc biệt lưu ý.
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024: Việt Nam được xếp hạng thứ 44 trên 133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là Nhập khẩu công nghệ cao, Xuất khẩu công nghệ cao và Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (theo % tổng giao dịch thương mại).
Theo đó, mô hình phát triển mới đòi hỏi phải xác định được các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh tĩnh và lợi thế cạnh tranh động (tức là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn), đồng thời cũng phải gắn với cải thiện đồng thời cả năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Theo Viện trưởng CIEM, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một xu hướng lớn và vẫn hạn chế việc sử dụng các công cụ chính sách thương mại truyền thống để bảo hộ cho nhập khẩu, song đây cũng là một "sức ép tích cực" để chính sách công nghiệp của các quốc gia phải có sự điều chỉnh cả về nội dung và phương thức thực hiện.
"Chính sách công nghiệp không chỉ đóng vai trò định hướng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu…", Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Nhiều nhưng thiếu đồng bộ, không đủ mạnh
Trình bày công bố kết quả nghiên cứu "Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam", ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho biết, khung pháp lý về chính sách công nghiệp tại Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện.
Từ Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm phát triển các ngành công nghiệp then chốt như điện lực, cơ khí, dầu khí, công nghệ thông tin, khoa học, công nghệ, giáo dục…;
Cùng với đó là Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018; Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022. Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 không chỉ là nội dung mà còn đổi mới về cách làm….
Đặc biệt Luật Đầu tư, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động... cũng là những khung pháp lý quan trọng cho phát triển công nghiệp.
Hay những tư duy mới gần đây như: Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0; Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam…
Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề trong phát triển công nghiệp, trong đó có năng suất lao động còn khiêm tốn, hay năng lực thích ứng với các xu hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh của khu vực công nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn... Chúng tôi luôn nhìn nhận một yêu cầu “sống còn” để thực hiện hiệu quả các FTA chính là phải có các “sản phẩm của Việt Nam” để đưa ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, theo Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM, Nguyễn Anh Dương, hiện đang thiếu khung pháp lý thống nhất, đồng bộ và đủ mạnh để làm cơ sở thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp; Các chính sách phát triển đối với các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn đang bị phân tán, thiếu trọng tâm, dẫn đến việc sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả; Thiếu phối hợp giữa các địa phương đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; Quản lý phát triển công nghiệp thông qua hệ thống pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là các quy định về thuế, đầu tư và đất đai, lại bộc lộ nhiều bất cập; Chưa nâng cao năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp trong bối cảnh thực thi cam kết của các FTA như về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật…
"Những xu hướng mới đòi hỏi chính sách công nghiệp của Việt Nam cũng phải có sự thích ứng…", Viện trưởng CIEM - TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, Trong đó lưu ý, thích ứng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh càng trở nên cấp thiết.
“"Thực tế quy trình làm văn bản pháp luật của ta là yêu cầu đánh giá tác động, trong khi bối cảnh hiện nay, công nghệ thay đổi rất nhanh, nếu đợi đánh giá tác động thì công nghệ trên thề giới đã đi được mấy vòng rồi", ông Nguyễn Anh Dương phản ánh.
Theo chuyên gia CIEM, việc rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý và cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế từ các xu hướng phát triển mới, từ các hiệp định thương mại tự do và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên.
- Cùng chuyên mục
Khánh Hòa khởi công đường ven biển hơn 2.000 tỷ qua Khu kinh tế Vân Phong
Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương (huyện Vạn Ninh) đi thị xã Ninh Hòa có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án góp phần làm nền tảng dẫn dắt, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách vào Khu kinh tế Vân Phong.
Đầu tư - 20/12/2024 18:40
Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia
Các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Công nghệ - 20/12/2024 15:37
Đà Nẵng thông tin việc lấn biển 300ha làm Khu thương mại tự do
Để thí điểm Khu thương mại tự do, Đà Nẵng đề xuất lấn biển khoảng 300ha để có thêm dư địa phát triển. Địa phương đã đưa đề xuất này vào Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết tâm cao hình thành Khu thương mại tự do này.
Đầu tư - 20/12/2024 14:53
Thủ tướng quan tâm đến siêu máy tính AI của Viettel
Siêu máy tính AI của Viettel được thiết kế đặc biệt cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tính toán hiệu năng cao; trang bị công nghệ top đầu thế giới, mang lại hiệu năng xử lý dữ liệu khổng lồ…
Công nghệ - 20/12/2024 11:05
HSBC chỉ ra những rủi ro chờ đợi kinh tế Việt Nam năm 2025
Giá cả hàng hóa toàn cầu, nhu cầu đối với sản phẩm của Việt Nam và chính sách của chính quyền Donald Trump là những ẩn số đối với Việt Nam.
Đầu tư - 20/12/2024 10:39
Ứng dụng AI: Doanh nghiệp Việt Nam vẫn 'chậm chân' trong một số lĩnh vực quan trọng
Sáng tạo nội dung, quản lý hàng tồn kho, hoạt động bán hàng là 3 nội dung các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang "chậm chân" trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mở rộng kinh doanh quốc tế.
Đầu tư - 20/12/2024 10:16
Hiệu quả từ nguồn vốn FDI tại Quảng Trị
Các doanh nghiệp FDI đang dần khẳng định mình tại Quảng Trị, ngoài việc đóng góp cho ngân sách địa phương, các doanh nghiệp FDI đang là động lực cho tỉnh này.
Đầu tư - 20/12/2024 09:45
Những 'điểm nóng' của thị trường địa ốc 2024
Thị trường bất động sản 2024 đã ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng. Các dự án vướng mắc đang dần được tháo gỡ, khởi động lại, doanh nghiệp cũng chủ động tái cơ cấu. Tuy nhiên, câu chuyện giá nhà ở tăng nóng, những cuộc đấu giá đất "không tưởng"... đặt ra cho các nhà chức trách nhiều vấn đề trong chu kỳ mới.
Đầu tư - 20/12/2024 07:06
Giá bất động sản tăng 'chóng mặt' sau hơn thập kỷ
Giai đoạn 2012-2013, giá căn hộ trung cấp tại TP.HCM khoảng 22-25 triệu đồng/m2, cao cấp khoảng 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau hơn thập kỷ, giá căn hộ trung cấp đã ở mức 50-65 triệu đồng/m2, trong khi lương chuyên viên văn phòng chỉ ở khoảng 25 triệu đồng/m2.
Đầu tư - 19/12/2024 14:40
Nhà máy của Wistron ở Hà Nam trong hệ sinh thái SpaceX sẽ vận hành vào tháng tới
Các nhà máy của Wistron ở Hà Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất linh kiện mới cho Công ty SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
Đầu tư - 19/12/2024 14:30
'Bóng dáng' Hải Anh tại dự án điện gió 1.500 tỷ đồng ở Quảng Trị
Hải Anh hiện đang nắm cổ phần lớn nhất trong số các cổ đông tham gia góp vốn tại CTCP Phong Điện Hải Anh - Quảng Trị, chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió Hải Anh.
Đầu tư - 19/12/2024 14:28
Đông Vinh làm chủ dự án hơn 932 tỷ tại Thanh Hóa
CTCP Đầu tư và dịch vụ thương mại Đông Vinh vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới Đông Thịnh, với mức đầu tư hơn 932 tỷ đồng.
Đầu tư - 19/12/2024 08:18
Dự án nhà ở xã hội tại Bình Định tăng quy mô nhưng giảm vốn
Dự án nhà ở xã hội Long Vân được UBND tỉnh Bình Định đồng ý tăng quy mô và giảm vốn đầu tư. Cùng với đó, địa phương này cũng siết các quy định về đối tượng mua nhà ở xã hội để tránh tình trạng trục lợi chính sách, đầu cơ.
Đầu tư - 19/12/2024 06:03
TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng
Ngày 17/12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'.
Công nghệ - 18/12/2024 18:44
Đề xuất khai thác gần 70km cao tốc ở Khánh Hòa trước Tết Nguyên đán
Các nhà thầu kiến nghị đưa vào khai thác gần 70km cao tốc Vân Phong - Nha Trang trước ngày 10/1/2025 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Đầu tư - 18/12/2024 18:43
Oxford Economics: Tăng trưởng GDP Việt Nam vượt trội ASEAN-6, FDI khả quan
Oxford Economics dự báo dòng vốn FDI hiện này sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng của xuất khẩu, do lo ngại hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị áp thuế cao.
Đầu tư - 18/12/2024 15:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago