Chiến lược 'Trung Quốc +1' cơ hội cho bất động sản công nghiệp Việt Nam trong thời COVID-19

Nhàđầutư
Theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu theo đuổi chiến lược 'Trung Quốc +1', một nguồn cầu lớn sẽ hướng về các khu công nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, sự ổn định về môi trường kinh doanh, lực lượng lao động... sẽ là cơ hội cho bất động sản công nghiệp phát triển.
LÝ TUẤN
17, Tháng 08, 2020 | 17:28

Nhàđầutư
Theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu theo đuổi chiến lược 'Trung Quốc +1', một nguồn cầu lớn sẽ hướng về các khu công nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, sự ổn định về môi trường kinh doanh, lực lượng lao động... sẽ là cơ hội cho bất động sản công nghiệp phát triển.

Cầu vượt cung

Theo thống kê của Công ty TNHH Savills Việt Nam, tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng hoặc trong giai đoạn xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tỷ lệ lấp đầy tại các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.

Bên cạnh đó, số lượng lớn các nhà sản xuất có dự định rời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022, các nhà phát triển cần xây dựng nhiều dự án hơn để có thể nắm bắt cơ hội và đáp ứng được các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao.

bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam-hap-dan-nha-dau-tu-quoc-te

Khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu theo đuổi chiến lược 'Trung Quốc +1', một nguồn cầu lớn sẽ hướng về các khu công nghiệp tại Việt Nam. Ảnh minh họa: BĐT

Điển hình, Đồng Nai đang có kế hoạch bổ sung thêm tám khu công nghiệp mới, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới nhằm đáp ứng nguồn cầu đang tăng mạnh.

Trong đó, xã Phước Bình sẽ có thêm hai khu công nghiệp với quy mô lên tới 900 ha và tổng diện tích khoảng 500ha. Xã Tân Hiệp và Bình An cũng sẽ lần lượt xây dựng thêm một khu công nghiệp tại mỗi xã.

Hơn nữa, các nhà phát triển “cho thuê” như CTCP Phát triển Công nghiệp BW cũng đang trong quá trình mở rộng trong khoảng thời gian này, tăng nguồn cung ban đầu từ 130 ha trong năm 2018 lên đến gần 500 ha trong năm 2020.

Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savill Hà Nội cho biết, thị trường đang có hạn chế chính, đó là nguồn cung bất động sản công nghiệp, vì vậy các nhà phát triển bất động sản cần nỗ lực phát triển để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đặc biệt cần chú trọng tập trung vào việc phát triển các bất động sản gần sân bay, bến cảng và các tuyến đường chính.

“Tuy quá trình này khó có thể hoàn thành nhanh chóng, chúng ta cần biết cách quản lý hiệu quả để đáp ứng được nguồn cầu trong thời điểm COVID-19 hiện nay. Dù còn nhiều yếu tố khác cần phải cải thiện, Chính phủ và ngành bất động sản cho đến hiện tại đã và đang làm rất tốt việc thu hút vốn đầu tư”, ông Matthew Powell nói.

Cơ hội giữa thời dịch bệnh

Theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã loại bỏ hoàn toàn dịch SARS và tiếp tục trở thành một tấm gương sáng giá trong công cuộc chiến đấu và ngăn chặn dịch bệnh. Hơn nữa, khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu theo đuổi chiến lược “Trung Quốc +1” nhằm tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm, một nguồn cầu lớn sẽ hướng về các khu công nghiệp tại Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cũng cho rằng, tình hình hiện tại dự kiến sẽ đẩy nhanh làn sóng di dời các nhà sản xuất đa quốc gia khỏi Trung Quốc. Đặc biệt cần chú ý đến các thông báo và hoạt động của Apple, Pegatron và Foxconn trong việc di dời  một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

“Sự ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam khi đối mặt với đại dịch cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, sự ổn định của môi trường kinh doanh, lực lượng lao động, chi tiêu cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và Hiệp định thương mại tự do (FTA) là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp tạo ra các cơ hội sau đại dịch”, ông Griffiths nhận định.

Ngoài ra, với gói kích thích kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD gần đây của chính phủ Nhật Bản tài trợ cho việc chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc, 15 công ty Nhật Bản bao gồm Meiko Electronics, Nikkiso, Fujikin và Yamauchi đã đăng ký chuyển địa điểm sản xuất tới Việt Nam.

Theo thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), 6 trong số 15 công ty Nhật Bản nói trên là các công ty lớn và 9 công ty còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các công ty chủ yếu sản xuất thiết bị y tế, và phần còn lại sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, điều hòa không khí và các mô-đun điện.

Chiến lược “Trung Quốc + 1” là một phương pháp các doanh nghiệp dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Nghĩa là, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á khác như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ