Chỉ số sản xuất công nghiệp TP.HCM tháng 7 tăng 53,2% so với cùng kỳ năm ngoái

Nhàđầutư
Nhìn qua số liệu của Cục Thống kê TP.HCM trong 7 tháng đầu năm có thể thấy, toàn ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng tới 106,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tăng nhưng chỉ ở mức 7,1%.
VŨ PHẠM
05, Tháng 08, 2022 | 06:15

Nhàđầutư
Nhìn qua số liệu của Cục Thống kê TP.HCM trong 7 tháng đầu năm có thể thấy, toàn ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng tới 106,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tăng nhưng chỉ ở mức 7,1%.

Báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 7 và 7 tháng đầu năm cho thấy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7 tại TP.HCM tăng 0,9% so với tháng 6 và tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 23,9% so với tháng trước và tăng 21,7% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 55,6% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện giảm 6,7% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 23,1% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nếu tính chung 7 tháng, chỉ số IIP tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng tới 106,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 6,4%.

san-xuat-cong-nghiep-tphcm

7 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ở TP.HCM tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Đối với ngành công nghiệp cấp II, TP.HCM có 23/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có mức tăng cao là công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 53,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 38,8%; sản xuất đồ uống tăng 36,2%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 22,7%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 18,5%.

Một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 33,9%; sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 12,1%.

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,2% so với cùng kỳ. Chia ra, ngành hóa dược tăng 22,7%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 18,8%; ngành cơ khí tăng 3%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm 4,3%.

Còn đối với 3 ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ. Chia ra, ngành dệt tăng 16,3%; sản xuất trang phục tăng 16,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 4,1%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ là bao bì đóng gói bằng plastic tăng 56,4%; bia chai, lon tăng 48,3%; vải tăng 17,3%; quần áo các loại (trừ quần áo thể thao) tăng 13,8%.  Còn một số sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ như tivi giảm 30,7%; phân khoáng hoặc phân hoá học giảm 25,1%; sữa hoặc kem đặc có hoặc không có đường giảm 11,4%.

Bên cạnh đó, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 tăng 0,9% so với tháng 6 và tăng 51,4% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ. Trong đó một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh là in, sao chép bản ghi các loại tăng 42,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 41,7%; sản xuất đồ uống tăng 34,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 25,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 23,4%; sản xuất trang phục tăng 15%.

Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 46,0%; sản xuất thiết bị điện giảm 34,2%; sản xuất kim loại giảm 22,6%.

Đáng chú ý, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 7 tăng 18,6% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp là sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 86%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 84,1%; sản xuất trang phục tăng 71,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 56,1%.

Dẫu vậy, 7 tháng đầu năm nay, một số ngành ở TP.HCM ghi nhận mức tồn kho giảm mạnh là dệt giảm 66,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 41,5%; sản xuất đồ uống giảm 38,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 25,4%.

Ngoài ra, Cục Thống kê TP.HCM chỉ ra, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 7 tăng 0,9% so với tháng 6 và tăng 47,9% so với cùng kỳ. Nhưng, tính chung 7, chỉ số lao động giảm 1,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, một số ngành có chỉ số lao động tăng là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 10,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 9,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 5,7%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 5,6%.

Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 30,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 14,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 11,3%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ