Cắt bỏ điều kiện kinh doanh ngành GTVT lại 'nóng' chuyện Grap, Uber

Nhàđầutư
Ngày 26/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Bộ GTVT đã tổ chức buổi Hội thảo lấy ý kiến danh mục rà soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trong đó, câu chuyện quản lý Grap, Uber lại tiếp tục nóng lên.
PHAN CHÍNH
26, Tháng 03, 2018 | 17:24

Nhàđầutư
Ngày 26/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Bộ GTVT đã tổ chức buổi Hội thảo lấy ý kiến danh mục rà soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trong đó, câu chuyện quản lý Grap, Uber lại tiếp tục nóng lên.

IMG_0040

Toàn cảnh buổi Hội thảo lấy ý kiến danh mục cắt giảm điều kiện kinh doanh ngành giao thông vận tải. Ảnh: Phan Chính  

Cắt giảm hơn 50 % các điều kiện kinh doanh ngành giao thông vận tải

Như đã thông tin, Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018 đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.

Tại Hội thảo Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ GTVT cho biết, dự kiến tổng số điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa lần này là 352/570 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ 61,75%.

Theo Bà Trịnh Thị Hằng Nga, một số điều kiện đầu tư kinh doanh hiện nay đang được quy định tại văn bản luật, vì vậy, để cắt giảm các điều kiện này phải thực hiện việc sửa các luật có liên quan.

IMG_0056

Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ GTVT. Ảnh: Phan Chính

Cũng theo bà Nga, Các lĩnh vực đều thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa theo mục tiêu trên, cụ thể: Lĩnh vực đường thủy nội địa cắt giảm, đơn giản hóa 37/49 điều kiện cụ thể (75,51%%); lĩnh vực hàng không cắt giảm, đơn giản hóa 53/78 điều kiện cụ thể (67,95%); lĩnh vực đường bộ cắt giảm, đơn giản hóa 83/127 điều kiện cụ thể (66,35%); lĩnh vực đường sắt cắt giảm, đơn giản hóa 17/26 điều kiện cụ thể (65,38%); lĩnh vực hàng hải cắt giảm, đơn giản hóa 109/189 điều kiện cụ thể (57, 67%%); lĩnh vực đăng kiểm cơ giới đường bộ cắt giảm, đơn giản hóa 38/70 điều kiện cụ thể (54,28%); lĩnh vực đa phương thức và vận tải hàng nguy hiểm cắt giảm, đơn giản hóa 15/31 điều kiện cụ thể (48,39%).

Tại Hội thảo ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, giảm thiểu điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực vận tải ô tô, đề nghị phải giảm được từ 50 % điều kiện trở lên, bởi rất nhiều điều kiện đưa ra không xử lý được.

Ông Thanh nói:  “Làm sao các Nghị định và Thông tư phải kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ câu chuyện xin cho, nên tổ chức hậu kiểm, ví dụ, có doanh nghiệp ở Hải Phòng đã bỏ ra hơn 20 tỷ mua ô tô rồi đắp chiếu, vì không đăng ký vào tuyến được để vận hành”.

Nóng chuyện quản lý Grap, Uber

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề xuất, đối với xe hợp đồng, yêu cầu, trước khi thực hiện phải được kiểm soát chặt bằng những quy định cụ thể, với xe taxi hiện nay có rất nhiều điều kiện cản trở họ, như thẩm định, kiểm định đồng hồ, đặc biệt quy định lại không nằm trong Nghị định 86/2014/NĐ - CP.

IMG_0065

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Ảnh: Phan Chính 

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Hùng – đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết: “hiện nay, một số tổ chức sử dụng công nghệ kết nối giữa phương tiện với hành khác, họ đã làm chủ các điều kiện như việc trả lương lái xe thấp, thu tiền hành khách và tăng giá cước vào những ngày lễ, tết…”.

Ông Hùng bức xúc: “Cùng một loại hình kinh doanh như nhau, vậy làm sao để phân biệt được, Grap, Uber hoạt động, đã vậy họ lại hoạt động không có giấy phép, vậy nhà nước thu được gì từ những dịch vụ của họ?”.

Ông này nói: “Do điều kiện kinh doanh không đưa vào pháp luật nên dẫn đến họ hoạt động tự do, Grap, Uber thí điểm 5 tỉnh thành mà không phải tuân thủ các quy định nào của pháp luật”.

Tại Hội thảo này ông Nguyễn Công Hùng đề xuất, cần phải bãi bỏ việc kiểm định xe cơ giới không phù hợp, bởi theo điều chỉnh là xe cũ 6 tháng phải kiểm định 1 lần điều này đã làm khó cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải như taxi,  hay việc tăng thời gian gia hạn tần số lên 24 tháng/1 lần thay vì 12 tháng/1 lần như hiện này.

Ông Hùng tiếp tục kiến nghị cho phép doanh nghiệp taxi điều chỉnh giá cước không cần đăng ký mà doanh nghiệp chỉ cần báo là điều chỉnh thôi.

Đại diện cho Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM, ông Trương Minh Quý cho rằng: “Cần phải suy nghỉ, điều kiện kinh doanh là để tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Ông Quý cho rằng, đã là xe hợp đồng vận tải thì cần phải tuân thủ các điều kiện pháp luật, các tiêu chuẩn, bởi một lĩnh vực liên quan đến tính mạng, an toàn của hành khách, quá trình hoạt động cái gì nên cắt bỏ cần phải cân nhắc kỹ.

“Trong dự thảo Nghị định 86/2014NĐ - CP đã có rất nhiều tiến Bộ, xe hợp đồng cần phải được làm rõ hơn, nhưng hợp đồng điện tử không phải là mô hình kinh doanh,  xe sử dụng kiểu công nghệ là đang đánh tráo các  hợp động, ông Quý nói.

Theo ông Trương Minh Quý, hiện nay, ở TP. HCM là 21.000 xe uber, grap, trong khi taxi bị khống chế về số lượng, ở đây chỉ khác nhau là sử dụng một phần mềm ứng dụng để vận hành. Như vậy, gọi taxi công nghệ thì hơi ngoa, còn taxi không dùng phần mềm lại gọi là truyền thống, tôi nghỉ rằng nên gọi là chính thống thì hay hơn.

Ông Quý cho rằng, Các khái niệm về hợp đồng điện tử cần được làm rõ hơn, phải có chuẩn chuẩn về lái xe, kể cả an ninh chính trị và an toàn xã hội.“Hiện nay, Uber, Grap đang trở thành độc quyền của vận tải hành khách, chỉ dựa vào một phần mềm", ông nói thêm.

Về vấn đề này, Ông  Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết, cậu chuyện quản lý uber, Grap, đang nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ