Vẫn bất nhất với Uber, Grab

TRƯƠNG TRỌNG HIẾU
10:28 19/03/2018

Cho đến nay, việc tiếp cận mô hình kinh doanh như Uber, Grab vẫn còn sự bất nhất và xảy ra ngay chính trong nội bộ của cơ quan quản lý.

uber-grab

Công nghệ kỹ thuật số đã buộc chúng ta và cả nền kinh tế lệ thuộc vào chúng. Những nỗ lực dứt bỏ sự lệ thuộc này đến nay đều đã được xem là những lựa chọn đầy hoang phí. Ảnh: THÀNH HOA

Sau hơn hai năm hiện diện dưới danh nghĩa “mô hình thí điểm” cùng nhiều bàn cãi, Uber và Grab sẽ tiếp tục chờ... cho tên. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần thêm sự nghiên cứu kỹ lưỡng và việc ban hành nghị định quản lý mô hình kinh doanh này vì vậy cần thêm thời gian. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ GTVT còn tuyên bố rằng Uber hay Grab cần phải rời khỏi Việt Nam nếu không tuân thủ pháp luật trong khi ai ai cũng biết rõ rằng việc làm luật là của Nhà nước.

Mười một năm trước, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, Thủ tướng Chính phủ lúc đó đã có bài phát biểu ghi nhận khá đầy đủ các thời cơ lẫn thách thức của sự kiện này. Bài phát biểu đặc biệt ghi nhận rằng cạnh tranh rồi sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Một trong các lý do được nhấn mạnh là bởi cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm hay doanh nghiệp mà “cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài”.

Có thể xem hiện nay chính là thời điểm để Việt Nam nỗ lực tạo dựng một chính phủ kiến tạo và quảng bá một môi trường kinh doanh thân thiện, đủ sức cạnh tranh với các chính phủ khác trên toàn cầu hay trong khu vực. Chắc chắn niềm mong mỏi đó sẽ không có chỗ để các cơ quan quản lý hất hủi, xua đuổi hay hành xử kiểu “bề trên” đối với người kinh doanh. Trớ trêu, việc Cục Thuế TPHCM yêu cầu các ngân hàng “chặn tiền” của Uber trong những ngày nước rút thu ngân sách vào cuối năm 2017 đã khiến không ít người nghĩ rằng đây là một biểu hiện như vậy, thay vì cần áp dụng một biện pháp mang tính pháp lý hơn. Rõ ràng, yêu cầu của Cục Thuế TPHCM sau đó đã không thể thực hiện được, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Rốt cuộc, điều cần nhất phải chăng là dũng cảm chấp nhận sự thật: công nghệ kỹ thuật số đã buộc chúng ta và cả nền kinh tế lệ thuộc vào chúng. Những nỗ lực dứt bỏ sự lệ thuộc này đến nay đều đã được xem là những lựa chọn đầy hoang phí. Đó chính là kết luận của vị giáo sư Mỹ trước nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam vào năm ngoái sau khi ông đặt ra câu hỏi: có bao nhiêu người đủ tự tin để nói rằng mình có thể hoàn toàn xa lánh điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác?

Rõ ràng, biên giới hoạt động của Uber được mở rộng đến bất cứ đâu có thiết bị kết nối thông minh, cho dù Uber có ngồi xa Việt Nam ngàn vặn dặm để thu tiền thông qua dịch vụ thanh toán trực tuyến. Với nhiều ràng buộc pháp lý, khó có ngân hàng nào dám can thiệp vào dòng tiền đó. Cũng cần phải nói thêm, Uber sau đó đã phản ứng biện pháp trên bằng cách kiện ra tòa và bị... từ chối. Bị từ chối, nhưng Uber không thất bại! Lý do được Tòa án Nhân dân TPHCM đưa ra là Uber Việt Nam không có tư cách đại diện cho Uber Hà Lan. Trong khi, suy đi nghĩ lại, có phải Tổng cục Thuế và các cục thuế hiện chỉ đang “nắm” Uber Việt Nam?

Tương tự, thay vì dùng dằng, lần lữa như thời gian vừa qua, Bộ GTVT nên nhanh chóng trang bị đầy đủ “vũ khí” quản lý phù hợp nếu không muốn bị thất thủ và thất bại. Đó là chưa nói tuyên bố nói trên của Bộ trưởng Bộ GTVT nếu xảy ra có thể còn phạm phải một điều đã không còn mới mẻ: Việt Nam đang chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ mở cửa thị trường đối với phương thức cung ứng dịch vụ xuyên biên giới. Ngoài các cam kết WTO, các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng từ xuất phát điểm thúc đẩy mở cửa thị trường để đảm bảo thị trường ngày càng “mở” hơn, thay vì siết chặt lại. Trong tình huống như vậy, lựa chọn đúng không gì hơn là có khung pháp lý hữu hiệu và mô hình quản lý phù hợp trước các biểu hiện thực tế của nền kinh tế số.

Nhưng dường như điều này đã không có được sau hơn hai năm thí điểm quản lý Uber/Grab. Cho đến nay, việc tiếp cận mô hình kinh doanh này vẫn còn sự bất nhất và xảy ra ngay chính trong nội bộ của cơ quan quản lý. Dự thảo nghị định vừa được chính cơ quan này công bố xếp Uber hay Grab là đơn vị cung ứng sản phẩm công nghệ, đơn vị vận tải đối tác của họ là đơn vị kinh doanh vận tải theo hợp đồng. Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng dịch vụ của Uber hay Grab về bản chất là vận tải taxi, chỉ áp dụng công nghệ để kết nối hành khách với phương tiện.

Còn nhớ, vào giữa năm 2017, Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Ngọc Bảo đặt câu hỏi “Không ai cấm, sao taxi không chuyển thành xe hợp đồng?” để có thể cạnh tranh khi phát biểu trên các phương tiện truyền thông. Trong khi, thanh tra giao thông TPHCM vẫn lùng sục và xử phạt tài xế Uber/Grab không có hợp đồng vận tải thì Đà Nẵng vẫn dứt khoát nói không với loại hình dịch vụ này cho dù Đà Nẵng là một trong năm cái tên được liệt kê trong đề án thí điểm taxi công nghệ. Thậm chí, khốc liệt hơn cả TPHCM, cơ quan quản lý GTVT Đà Nẵng quyết tâm “săn” và cấm cho bằng được xe Uber và Grab. Kết quả, người dân ở địa phương này khẳng định là... vẫn có Uber và Grab.

Uber hay Grab chỉ là một trong số những điển hình tiêu biểu cho các mô hình kinh doanh mới. Khác với cách hành xử “phiền lòng người đến”, chính phủ nhiều nước đã lựa chọn các giải pháp thân thiện hay ít ra cũng ôn hòa hơn. Từ những năm 1980, trước kịch bản xây dựng nền kinh tế tri thức mới được khởi xướng, ngoài bản thân chính sách phát triển khoa học công nghệ, Singapore đã biết quan tâm đến yếu tố cần phải xem xét thứ hai là sự tích hợp (integrates) khoa học và công nghệ vào trong chính chính sách để có thể đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Hơn ba mươi năm đã qua, phải chăng lựa chọn này vẫn còn là một bài học quý, đặc biệt là khi chúng ta vẫn còn rất lúng túng trong ứng xử với hoạt động kinh doanh thời công nghệ số?

Theo TBKTSG

  • Cùng chuyên mục
Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam quý I tăng trưởng 7,7%

Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam quý I tăng trưởng 7,7%

Triển vọng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ vào sự hội nhập sâu rộng với các mạng lưới thương mại toàn cầu và dòng vốn FDI duy trì ổn định.

Đầu tư - 05/04/2025 11:25

Chọn mua nhà để 'gánh' nợ hay đi thuê?

Chọn mua nhà để 'gánh' nợ hay đi thuê?

VARS cho biết, lựa chọn vay mua nhà đồng nghĩa với việc phải trả nợ trong 15-25 năm hoặc phải "bóp mồm, bóp miệng" cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khác để có thời gian trả nợ ngắn hơn.

Đầu tư - 05/04/2025 07:00

Đầu tư công sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2025?

Đầu tư công sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2025?

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư - 05/04/2025 05:38

Chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?

Chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?

Dòng tiền tham gia mạnh mẽ đã giúp chỉ số VN-Index hồi phục hơn 52 điểm từ vùng đáy trong phiên và khép lại phiên giao dịch cuối tuần giảm hơn 19 điểm, đứng tại mức 1.210 điểm.

Đầu tư thông minh - 04/04/2025 17:25

Giải pháp nào để thu hút FDI vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Giải pháp nào để thu hút FDI vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Theo các chuyên gia, ĐBSCL cần tập trung đa dạng hoá kinh tế, thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là giao thông và logistics, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, đào tạo lao động và ứng dụng công nghệ cao và liên kết vùng.

Đầu tư - 04/04/2025 15:29

3 kịch bản đàm phán Việt - Mỹ về thuế suất

3 kịch bản đàm phán Việt - Mỹ về thuế suất

Trong kịch bản lạc quan nhất, Việt Nam có thể đàm phán thành công để giảm mức thuế xuống còn khoảng 20-30% hoặc đạt được ngoại lệ cho một số mặt hàng chiến lược.

Đầu tư - 04/04/2025 15:23

Giữa căng thẳng thương mại, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trong quý I

Giữa căng thẳng thương mại, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trong quý I

FDI tăng cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam giữa "bão thuế quan".

Đầu tư - 04/04/2025 14:12

Hạ tầng nghìn tỷ đặt mục tiêu về đích, thị trường BĐS TP. Thủ Đức 'bứt phá'

Hạ tầng nghìn tỷ đặt mục tiêu về đích, thị trường BĐS TP. Thủ Đức 'bứt phá'

Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng.

Đầu tư - 04/04/2025 08:00

Khánh Hòa 'gỡ khó' chỉ tiêu đất để phát triển các khu công nghiệp

Khánh Hòa 'gỡ khó' chỉ tiêu đất để phát triển các khu công nghiệp

Thời gian qua, nhiều "ông lớn" muốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp (KCN) ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, địa phương gặp khó vì chỉ tiêu sử dụng đất còn khá ít.

Đầu tư - 04/04/2025 07:00

Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’

Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’

Mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng, buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới.

Đầu tư thông minh - 03/04/2025 18:43

AmCham: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không rời Việt Nam vì thuế quan Mỹ

AmCham: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không rời Việt Nam vì thuế quan Mỹ

Đại diện AmCham đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và tin tưởng lãnh đạo hai nước có thể đạt được thỏa thuận giảm thuế quan trong thời gian tới.

Đầu tư - 03/04/2025 17:50

 Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus

Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus đạt gần 60 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, nhất lại lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), mà Belarus là thành viên…

Đầu tư - 03/04/2025 16:11

Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?

Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?

Hiện nay, cơ chế, chính sách dành cho viên chức mua nhà rất khó khăn, phải xếp hàng, thậm chí, có người muốn mua đợi gần thập kỷ chưa tới lượt.

Đầu tư - 03/04/2025 16:06

Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'

Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'

Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.

Bất động sản - 03/04/2025 11:25

Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ

Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ

Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Synopsys, Marvell, FPT…

Đầu tư - 03/04/2025 06:45

'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định

'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định

Các dự án năng lượng tái tạo ở Bình Định nhận được sự quan tâm của các "ông lớn" FDI để khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ở địa phương này.

Đầu tư - 02/04/2025 18:42