Cần thực hiện ngay tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để phát triển

Nhàđầutư
Ngày 16/8/2017, Tại Vĩnh Phúc, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa. Theo đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
PHAN CHÍNH
17, Tháng 08, 2017 | 10:59

Nhàđầutư
Ngày 16/8/2017, Tại Vĩnh Phúc, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa. Theo đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

20170816_095755

Hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa Ảnh: Phan Chính

Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao và tạo động lực lớn cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên, về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta vẫn là sản xuất nhỏ, kinh tế hộ chiếm chủ yếu và phụ thuộc vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và hóa chất, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Cơ cấu, năng suất và tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó, phải đẩy nhanh đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng sâu khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phân phối được coi là một giải pháp đột phá để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bền vững, nông nghiệp sạch, thông minh, sản xuất hiệu quả theo nhu cầu thị trường”,  bà Hoa nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ông Nguyễn Văn Trì cho biết: “Những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được tỉnh Vĩnh phúc đặc biệt quan tâm thông qua việc ban hành các nghị quyết, cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

20170816_082610

 Ông Nguyễn Văn Trì - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phan Chính

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Dù được đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước trong việc ban hành các chính sách cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn song phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh vẫn là vấn đề khá khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do ruộng đất của tỉnh manh mún; nguồn nhân lực dành cho nông nghiệp công nghệ cao còn thiếu; các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, nhỏ lẻ, người dân vẫn thụ động trong tiếp cận công nghệ mới; còn thiếu các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; việc đầu tư vào nông nghiệp còn chưa được định hướng rõ ràng… Để tìm lời giải cho bài toán trên, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, tạo ra những ô thửa ruộng lớn để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Đồng quan điểm trên, PGS. TS Hoàng Sỹ Động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khắc phục hạn chế, thách thức và nâng cao sức cạnh tranh, phát triển nông sản bền vững”.

“Nhìn từ góc nhìn kinh tế, quản trị vĩ mô để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu, khắc phục hạn chế, thách thức hiện nay, phát triển sản xuất kinh doanh nông sản, mang lại hiệu quả đầu tư cao, và phát triển bên vững trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế tham gia chuỗi giá trị tòa cầu, mạng sản xuất trước các thay đổi trong nước và quốc tế”, ông Động cho biết thêm.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, làm rõ những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển nông nghiệp cao - cơ hội, thách thức và giải pháp; xu hướng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bền vững; thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Các đại biểu cho rằng, để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần giải quyết 5 vấn đề: phải có quy hoạch vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực có gắn với thị trường, tuân thủ các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt và theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Liên kết giữa sản xuất, phân phối, tiêu dùng để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng các mô hình điển hình và nhân rộng. Giải quyết tốt vấn đề tích tụ và tập trung ruộng đất; khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển. Có chính sách đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tín dụng ưu đãi đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nhất là chính sách cho vay vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông phẩm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ