'Cần quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong Luật Đấu thầu'

Nhàđầutư
"Đề nghị quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu", ông Nguyễn Phú Cường nói.
MY ANH
07, Tháng 11, 2022 | 11:22

Nhàđầutư
"Đề nghị quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu", ông Nguyễn Phú Cường nói.

Empty

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Quốc hội.

Đó là đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường khi trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) trước Quốc hội sáng 7/1.

Về nội dung vốn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ Luật Đấu thầu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, đối với việc đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật với "dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng" cần rà soát kỹ tránh khoảng trống pháp lý trong việc quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác không thuộc doanh nghiệp Nhà nước theo Luật số 69/2014/QH13 để bảo đảm tăng cường quản lý vốn của Nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước và bảo đảm được quyền tự chủ và quyền quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Về hành vi cấm, dự thảo luật quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, các hành vi bị cấm chủ yếu quy định đối với nhà thầu. Các hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư, người có ảnh hưởng ít được quy định.

Do đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị rà soát các hành vi cấm theo nhóm chủ thể để dễ áp dụng: nhóm hành vi cấm chung, nhóm hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư; nhóm hành vi cấm đối với tổ chuyên gia, tổ chấm thầu; nhóm hành vi cấm đối với nhà thầu.

Cũng tại báo cáo thẩm tra, đề nghị Chính phủ cần đánh giá toàn diện những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện đấu thầu tập trung, mua thuốc, trang thiết bị y tế thời gian qua để có những quy định cụ thể hơn.

Empty

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: QH

Hành vi thông thầu tinh vi

Trước đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quá trình triển khai thi hành Luật Đấu thầu năm 2013 đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ.

Các quy định về phương pháp đánh giá chưa thực sự tạo cơ chế hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm mua sắm được hàng hóa, dịch vụ, công trình có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có việc mua sắm hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.

Cũng theo ông Dũng, hành vi "thông thầu", "gian lận"… vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi. Năng lực, kinh nghiệm của một số người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự thảo luật tiếp tục áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đồng thời bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013 để không áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỉ đồng.

Dự thảo luật cũng hoàn thiện quy định về tiêu chí bảo đảm cạnh tranh trong nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế tình trạng "cài cắm" tiêu chí đánh giá, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Sửa đổi, bổ sung quy định về cách xác định chi phí cho toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa, công trình nhằm hạn chế tình trạng nhà thầu bỏ thầu giá rẻ để trúng thầu, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Ngoài ra là bổ sung quy định về hình thức mua sắm trực tiếp, tự thực hiện nhằm hạn chế tình trạng áp giá cao trong mua sắm trực tiếp. Khắc phục tình trạng lạm dụng hình thức tự thực  hiện để giao gói thầu cho các đơn vị trực thuộc chủ đầu tư thực hiện thay vì áp dụng đấu thầu rộng rãi.

Bổ sung quy định cho phép hồ sơ mời thầu được đưa ra yêu cầu hàng hóa phải có xuất xứ từ một nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể trong trường hợp cần mua hàng hóa có chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có vật tư, trang thiết bị y tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ