Cần cơ chế, chính sách đột phá để phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng
Đây là một trong nhiều đề xuất định hướng của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH&ĐT) và các diễn giả tham gia góp ý về phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, vùng ĐBSH chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển
Sáng 30/3/2023, tại Thái Bình, đã diễn ra Hội thảo "Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp" do Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh đồng chủ trì tổ chức, nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng (Vùng ĐBSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSH.
Phát triển chưa xứng tiềm năng, lợi thế
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Vùng ĐBSH có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.
Trong giai đoạn vừa qua, Vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2022 đạt 8,93%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2022 đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 30,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 123,4 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, Vùng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; Thu ngân sách nhà nước còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất; Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm; Phát triển không đồng đều giữa các tiểu Vùng và giữa các địa phương trong Vùng; Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do: Nhận thức về vai trò liên kết vùng chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ chưa vì lợi ích chung; Thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết, điều phối Vùng hiệu quả vì không có thể chế vùng và có ngân sách riêng cấp vùng; Chất lượng quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương trong vùng còn thấp; Chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính lan tỏa của Vùng.
Cùng quan điểm khi nhìn nhận về sự phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐBSH hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: "Phải thẳng thắn thừa nhận là tính liên kết vùng ĐBSH nhìn chung còn nhiều hạn chế. Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách Trung ương đầu tư. Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh và chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng".
"Không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có", Thứ trưởng Hải nói.
Tham gia thảo luận, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các địa phương trong vùng ĐBSH chỉ rõ những hạn chế trong nêu lên trong hoạt động liên kết vùng thời gian qua. Đại diện Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng: "Mỗi địa phương còn chưa xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa, liên kết thị trường giữa các địa phương theo ngành hàng, nhóm hàng để tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng".
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, vùng ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), trong đó có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).
Vùng đã huy động được nguồn lực tương đối lớn cho đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đầu tư còn dàn trải, chậm giải phóng mặt bằng, chậm chuẩn bị dự án làm ảnh hưởng tới triển khai đầu tư. 3 vấn đề còn tồn tại hiện nay để phát triển vùng gồm: Quy hoạch; Cơ chế, chính sách; đầu tư thiếu hụt nhiều nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm do thiếu vốn như: đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy nước mặt sông Đà, tuyến đường ven biển qua địa phương có biển. …

Quang cảnh hội nghị
Cần cơ chế đủ mạnh để thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng ĐBSH
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Vùng cũng như từng địa phương trong vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển Vùng với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ.
Cụ thể hóa các nhiệm vụ nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu nhiều đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế Vùng, gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng đi vào thực chất, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề trúc môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành; xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, đại kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Quy hoạch các địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng...
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị xây dựng các chính sách đặc thù, như: chính sách thổ động lực, cơ chế đặc thù phát huy thế mạnh vùng, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; xây dựng chế chính sách liên quan phát triển kinh tế vùng như ưu đãi vốn đầu tư, tài chính, thuế, chuyển giao công nghệ...
Tại hội thảo, đại diện một số tỉnh, thành phố Vùng ĐBSH nêu một số đề xuất đáng chú ý. Theo đó, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất nghiên cứu xây dựng tổ chức quản lý vùng với một thể chế hoạt động mang tính pháp lý cao. Tổ chức này cần có bộ máy rõ ràng, có nguồn tài chính độc lập như "ngân sách vùng" để thực hiện được các dự án cấp vùng, có quyền quyết định về quy hoạch và điều phối phát triển vùng cao hơn quyền của một tỉnh, thành phố.
UBND TP. Hải Phòng đề nghị xây dựng có chế chính sách đang áp dụng tại các Khu thương mại tự do thành công trên thế giới để áp dụng tại các địa phương có lợi thế nhằm thu hút các tập đoàn trên thế giới đặt trụ sở hoặc văn phòng cấp vùng của các công ty vận tải, hãng tàu; Phát triển thí điểm mô hình trung tâm logistics phân phối để xuất khẩu hàng hóa trong khu vực vào các thị trường tiêu thụ...
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Sự kiện - 09/06/2025 07:06
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago