'Cấm chăn nuôi trang trại tập trung trong khu dân cư là phi lý'

Nhàđầutư
Sáng nay (6/12), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Lấy ý kiến doanh nghiệp dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi)" do VCCI phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức. Tại Hội thảo, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc dự án Tập đoàn TH True Milk cho rằng, cấm chăn nuôi trang trại tập trung trong khu dân cư là phi lý.
HÀ MY
06, Tháng 12, 2017 | 18:48

Nhàđầutư
Sáng nay (6/12), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Lấy ý kiến doanh nghiệp dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi)" do VCCI phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức. Tại Hội thảo, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc dự án Tập đoàn TH True Milk cho rằng, cấm chăn nuôi trang trại tập trung trong khu dân cư là phi lý.

24879010_1567261723368227_33754470_o

 Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi trình bày dự thảo Luật Chăn nuôi (sửa đổi). Ảnh: Nguyễn Trang

Ngành chăn nuôi đã thay đổi cơ bản về bản chất

Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, thực tế sản xuất, kinh doanh ngành nuôi đã có nhiều biến động to lớn và thay đổi cơ bản. Từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi các giống bản địa là chủ yếu, chuồng trại sơ sài, kỹ thuật lạc hậu đến nay đã phổ biến là chăn nuôi trang trại, công nghiệp, ứng dụng chuồng kín, chuồng lồng, sản xuất tập trung, hàng hóa và cơ bản đã chăn nuôi các giống cao sản, tiên tiến của thế giới.

Sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp đôi trong thời gian 13 năm. Từ chỗ chỉ sản xuất được 2,5-2,7 triệu tấn thịt năm 2005 đến nay đã tăng lên 5,4 triệu tấn. Sữa tăng từ 100.000 tấn/năm 2005 nay đã lên đến 400.000 tấn. Sản lượng trứng từ chỗ chỉ 4-4,5 tỷ quả thì năm 2016 đã tăng lên 8 tỷ quả.

Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, từ chủ yếu là sử dụng thức ăn đơn, phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi tận dụng, đến nay, cơ bản đã sử dụng thức ăn công nghiệp ăn thẳng và Việt Nam đã có ngành sản xuất, kinh doanh thức ăn công nghiệp rất lớn với sản lượng năm 2016 đạt trên 20 triệu tấn (năm 2005 chỉ mới 5 triệu tấn). Việc xuất, nhập khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi cũng diễn ra hết sức sôi động…

Cùng với việc phát triển mạnh ngành chăn nuôi đồng thời cũng phát sinh nhiều hệ lụy như vấn đề dịch bệnh tràn lan (lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh) ô nhiễm môi trường, chăn nuôi trong khu dân cư, phát triển không có quy hoạch; kinh doanh giống giả, giống kém chất lượng, nhập lậu giống không qua kiểm dịch; thức ăn kém chất lượng, sử dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi…

Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã xuất hiện tình trạng dư thừa sản phẩm, cung vượt quá cầu, công nghiệp chế biến chưa phát triển, ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến sản phẩm rẻ dưới giá thành mà không xuất khẩu được, người chăn nuôi thua lỗ.

Doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng với Luật Chăn nuôi 

Phát biểu tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp cho rằng Luật Chăn nuôi (sửa đổi) vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa có quy định rõ ràng.

Cụ thể, theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, Luật Chăn nuôi và Luật Thú y có nhiều điểm trùng khớp, không có chi tiết mới. Khái niệm về thức ăn chăn nuôi vẫn chưa được định nghĩa hoàn chỉnh.

Ông Lịch kiến nghị, chỉ nên khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bổ sung hoặc đậm đặc, còn lại không nên khảo nghiệm để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc dự án Tập đoàn TH True Milk cho hay: "Nếu Luật Chăn nuôi cấm trang trại chăn nuôi tập trung tại khu dân cư thì chắc chắn sẽ không có bất cứ một doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu".

Theo ông Dũng, cần phải có định nghĩa thế nào là khu dân cư và dân cư ở đó đã định cư được bao nhiêu năm. Nếu không có quy định cụ thể, các doanh nghiệp sẽ rất khó xây dựng trang trại chăn nuôi theo đúng quy chuẩn.

Luật Chăn nuôi hiện vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa đi sát vào thực tế các doanh nghiệp. Thiết nghĩ, Bộ NN&PTNT cần xem xét lại để điều chỉnh lại Luật Chăn nuôi để sớm đưa ra quy định hợp lý nhất cho các cá nhân cũng như tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ