Cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho ngành chăn nuôi xuất khẩu

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, để mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu (XK) cần phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, hình thành được các chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm XK đảm bảo an toàn thực phẩm.
PHAN CHÍNH
09, Tháng 06, 2017 | 10:08

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, để mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu (XK) cần phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, hình thành được các chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm XK đảm bảo an toàn thực phẩm.

lon

Cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho ngành chăn nuôi xuất khẩu  

Phát biểu tại Hội nghị bàn giải pháp xúc tiến xuất khẩu thịt lợn, thịt gà và trứng gia cầm sang các nước do Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Việt Nam đã và đang XK chính ngạch thịt lợn sữa và thịt lợn choai đông lạnh sang Hồng Kông, Malaysia.

"Trong nhiều năm qua sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn choai của Việt Nam luôn bảo đảm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), không có lô hàng nào XK  sang các nước bị trả về và đã tạo được uy tín trên thị trường", ông Đông nhấn mạnh.

Song theo ông Đông, đối với thịt gà mới chỉ sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt XK. Tính đến thời điểm hiện tại, có hai công ty đăng ký XK sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nhiệt sang Nhật Bản là Công ty TNHH Koyu & Unitek đăng ký năm 2016 và Công ty TNHH CP Việt Nam đăng ký vào cuối tháng 5/2017.

Hiện cả nước có 6 cơ sở giết mổ (CSGM) XK sang Hồng Kông và 2 CSGM XK sang Malaysia. Năm 2016, sản lượng thịt lợn XK đạt khoảng 11 nghìn tấn, trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ; 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng XK đạt khoảng 10,6 nghìn tấn, trị giá khoảng 46 triệu đô la Mỹ. Về trứng gia cầm, có 5 cơ sở đã và đang XK trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp sang một số thị trường như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các đại biểu, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong chăn nuôi, giết mổ lợn và XK như chưa hình thành được các vành đai an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi tập trung, chưa hình thành được các chuỗi sản xuất thịt lợn có kiểm soát theo hình thức khép kín đến sản phẩm xuất khẩu, an toàn dịch bệnh (ATDB) và an toàn thực phẩm. Giá thành chăn nuôi lợn còn cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, CSGM lợn chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y (VSTY), không có hệ thống sơ chế, chế biến sâu, bảo quản sản phẩm để XK.

Bên cạnh đó, ông Đông cũng cho biết thêm, trừ tỉnh Đồng Nai còn các tỉnh khác chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và chưa bố trí kinh phí giám sát, xây dựng các chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh, bảo đảm yêu cầu VSTY để XK. "Hiện nay, hầu hết các CSGM đều không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm ATDB, ATTP đến sản phẩm XK, trong khi đó tất cả các nước có nhu cầu nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm cuối cùng", ông Đông nói.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước, giải pháp trước mắt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, đối với lợn sống (lợn sữa, lợn thịt) để XK sang các nước có nhu cầu nhập khẩu, Bộ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp có nguồn lực cần tổ chức xây dựng đề án sản xuất lợn sữa, lợn thịt theo chuỗi khép kín, bảo đảm ATDB, ATTP theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Đặc biệt, DN cần chủ động phối hợp với Cục Thú y tìm kiếm khách hàng nhập khẩu sản phẩm. Cơ quan quản lý chuyên môn sẽ hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu vệ sinh thú y đối với từng loại sản phẩm XK theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thắng Lợi, công ty chuyên XK lợn sữa sang thị trường Hồng Kông và Malaysia, đã có ba đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường XK sản phẩm chăn nuôi. Theo đó, Nhà nước cần hỗ trợ cùng doanh nghiệp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Cùng với đó, Cục Thú y phải "đi trước mở đường" để mở rộng thị thường. Tuy nhiên, mấu chốt theo ông Hoàng,ngành chăn nuôi phải gắn sản xuất với tiêu thụ, do trong nước hiện đang dư thừa quá nhiều thịt lợn, kể cả lợn sữa dẫn đến khủng hoảng với cả người chăn nuôi và DN...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ