[Café cuối tuần] Tư thế trong đại dịch
Đỉnh dịch COVID-19, tôi đang ở làng, dọn nhà và làm vườn, vậy mà vẫn cảm nhận rất rõ cái không khí căng thẳng, quyết liệt xen lẫn tâm trạng lo lắng của mọi người trước một đại dịch nghiêm trọng chưa từng được chứng kiến bao giờ.

Cho đến thời điểm này, đã có tới hơn 180 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với đại dịch, hơn 200.000 ca dương tính, hơn 10.000 người đã chết. Có những “đại cường quốc” dẫn đầu hiện đại và văn minh nhân loại, tưởng như sẽ mãi mãi “bất khả phạm”, vậy mà đã nhanh chóng sa xuống “thảm họa”.
Hàng loạt các quốc gia đóng cửa biên giới. Các nguồn ngân sách khổng lồ được tung ra để ứng cứu. Nhiều phương án, có khi rất khác nhau, đối lập với nhau, được áp dụng để đối phó, ngăn chặn…
Ở Việt Nam, hàng loạt sự kiện lần đầu tiên xảy ra: Đã có một xã ở vùng trung du, một con phố ở Thủ đô Hà Nội, bị cách ly. Học sinh, sinh viên nghỉ học dài dài đến mấy tháng. Các đường bay quốc tế của hàng không quốc gia Việt Nam đi đến các sân bay quốc tế phải đóng lại.
Toàn bộ hành khách từ quốc tế đến Việt Nam bắt buộc phải cách ly. Nhiều khu cách ly tập trung đang vận hành. Nhiều bệnh viện dã chiến đang được xây dựng… Đây rõ ràng là những chuyện trong đời ta chưa từng chứng kiến. Ngay trong tưởng tượng của chúng ta, nào ai đã từng có mảy may hình dung?
Sáng sớm, đi bộ từ đường thôn ra đường lớn của xã, thấy một biểu ngữ giăng ngang: “Không hoang mang và không chủ quan trước đại dịch Covid-19!”. Rồi quanh đấy, có những bản dán hướng dẫn cách tự phòng dịch cho chính mình, cho cộng đồng, tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chức năng… Và loa truyền thanh xã vang vang phát đi những tin tức và thông tin chỉ dẫn.
Hay thật, ở tận làng thôn, cái biểu ngữ và những thông tin, chỉ dẫn như thế này!
Giữa đại dịch COVID-19 đang gây nên những lo âu trĩu nặng cấp toàn cầu, chưa từng xảy ra, chưa từng được chứng kiến, con người ta dễ rơi vào hai thái cực: Một là chủ quan, làm gì có thể đến mức ấy, hai là hoang mang, lo sợ như đã sắp đối diện với tận thế. Vậy mà, với một câu khẩu hiệu như thế này được chăng lên ở tận làng xa, đã làm cho tôi vững tin hơn là con người sẽ chiến thắng đại dịch, và chắc là cũng làm an lòng hơn những ai còn đang lo âu thái quá mà tự đảo lộn thêm chính cuộc sống đang đảo lộn của mình…
Không chủ quan và không hoang mang trước đại dịch COVID-19 chính là tâm thế và tư thế chung của người Việt Nam hiện nay. Dù trước đó, đã có những biểu hiện ở cả dạng chủ quan và hoang mang, hoảng loạn, nhưng đã nhanh chóng được vãn hồi.
Đó là kết quả từ những kế hoạch, phương án, hành động tập trung, quyết liệt của cả hệ thống quản lý đất nước đã và đang thực hiện. Đó là một tinh thần đoàn kết quốc gia, đoàn kết dân tộc mà chúng ta đang trải nghiệm…
Nhiều nhà lãnh đạo nói đến việc bình tĩnh, tỉnh táo, bản lĩnh để nhìn vượt qua đại dịch mà thấy những cơ hội mới. Nhiều chính sách tài chính, ngân hàng, hỗ trợ kịp thời phát triển kinh tế, xã hội đã được ban hành. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đã có những quyết định chia sẻ, hỗ trợ thiết thực với đối tác để hạn chế thiệt hại.
Các tập đoàn kinh tế, các nghệ sỹ, doanh nhân nhanh chóng đóng góp những khoản tiền lớn và kịp thời cho công cuộc chống dịch. Người dân nhanh chóng cầm điện thoại trên tay gửi đi tin nhắn ủng hộ cùng vô vàn những việc làm nghĩa cử, tương thân tương ái trong nỗi lo chung…
Đại dịch ghê gớm này sẽ làm chúng ta thay đổi. Và đã có nhiều thay đổi trong mỗi con người, từ thói quen sinh hoạt, lối sống, vệ sinh, giữ gìn sức khỏe cho đến cách thức làm việc, học tập và cả những phong cách sống mới.
Trong tai họa, thử thách, con người bản lĩnh càng dựng nên một tư thế đẹp đẽ hơn!
Sống chậm hơn, đọc và nghĩ nhiều hơn về những gì đáng quan tâm từng bị lướt qua trong những ngày này, tôi đọc được nhiều những phân tích, nhận định thú vị. Xin chia sẻ hai chuyện dưới đây:
Bà Li Edelkoort, một chuyên gia dự đoán xu hướng nổi tiếng thế giới, năm nay 70 tuổi (sinh năm 1950). Bà đang phải cách ly ở Nam Phi, qua một bài phỏng vấn, đã nhận định: “Đây là một cuộc khủng hoảng ngừng trệ” nhưng lại rất lạc quan khi đánh giá về đại dịch: “Tôi nghĩ chúng ta nên biết ơn con virus này vì nó có thể giúp chúng ta sống sót với tư cách một loài”.
Cho rằng virus corona đã tặng chúng ta một “trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”, bà chỉ ra: Khả năng ứng biến và sáng tạo sẽ là những tài sản quý giá nhất. Chúng ta sẽ phải học cách hài lòng với một cái váy giản đơn, tìm lại những sở thích cũ, đọc một cuốn sách ta đã lãng quên hoặc nấu một bữa thịnh soạn để làm cuộc đời đẹp hơn. Virus này sẽ gây ảnh hưởng lên văn hóa và mang tính quyết định trong việc xây dựng một thế giới mới hoàn toàn khác biệt. Chúng ta sẽ phải nhặt lên những phần sót lại và tái tạo mọi thứ từ đầu khi chúng ta kiểm soát được con virus. Và đây là chỗ mà tôi thấy có hy vọng: Một hệ thống mới tốt hơn, được cài đặt với nhiều sự tôn trọng hơn đối với sức lao động và điều kiện sống của con người. Rốt cuộc, chúng ta sẽ bị buộc phải làm điều mà nhẽ ra chúng ta đã phải làm ngay từ đầu.
Nhà văn Trung Hoa nổi tiếng Diêm Liên Khoa là giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong. Ông đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về corona virus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác. Ông nói về đại dịch: Tai họa do vius corona chủng mới mang đến giống như một cuộc chiến không đáng có, nhưng tiếng súng lại đột nhiên vang lên. Chẳng phải chỉ một Vũ Hán, Hồ Bắc và Trung Quốc, mà toàn thế giới dều bị kéo vào tai họa. Vũ Hán - thành phố nằm sâu trong đại lục Trung Quốc, trung tâm của nạn dịch ấy, kiếp nạn của bệnh tật và tử vong, tựa như tâm của cơn sóng thần vươn đổ ra bốn bên. Các nước trên thế giới đều không ngờ rằng, chúng ta lại lấy cách đó để chứng minh: Nhân loại là một cộng đồng chung! Vào lúc ấy, những thói xấu trong nhân tính giống như khói đen của bó củi ướt cuộn quanh chúng ta, đồng thời những ánh sáng và sự thuần khiết của nhân tính cũng giống như ánh lửa chói mắt, soi sáng sưởi ấm thế giới, đất trời, con người.
Nhà văn Diêm Liêm Khoa nói với những cây bút trẻ là học trò của ông, nhưng cũng như là đang nói với chúng ta: Vào thời điểm này, khi COVID-19 vẫn còn lâu mới trở thành ký ức, khi mà chúng ta đã nghe thấy khải hoàn ca vang lên. Vì lẽ đó, tôi hy vọng rằng mỗi trò ở đây, và tất cả những ai đã trải qua đại dịch sẽ trở thành những người ghi nhớ, những người rút được những ký ức ra từ trí nhớ. Nếu như ta không phải là một “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng thì ít nhất hãy để mình là một kẻ biết lắng nghe tiếng còi đó. Hãy là những người ghi nhớ và một ngày nào đó có thể truyền lại ký ức cho thế hệ tương lai.
Hai ý kiến trên liệu có ích cho bạn không khi nghĩ đến tư thế của mình như thế nào để đi qua đại dịch ghê gớm COVID-19 này cho đến ngày nó phải “hạ màn”?
- Cùng chuyên mục
Tiếp tục các biện pháp ngoại giao để tác động tới các cơ quan của Mỹ về thuế quan
Bộ Tài chính được giao xây dựng thỏa thuận song phương với Mỹ theo hướng nâng cấp Hiệp định thương mại song phương (BTA).
Sự kiện - 08/04/2025 13:43
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày
Về giải pháp, Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái
Sự kiện - 08/04/2025 00:20
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Sự kiện - 07/04/2025 09:09
'Doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp'
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, chính sách thuế quan mới của Mỹ là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững và doanh nghiệp cần tăng cường chủ động.
Sự kiện - 07/04/2025 06:00
Năm 2025 duy trì mục tiêu thu hút FDI từ 35-40 tỷ USD
Theo Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung, mặc dù khó khăn nhưng mục tiêu năm 2025 vẫn là tăng 38-40 tỷ USD, vốn thực hiện vẫn đặt mục tiêu 27-28 tỷ USD.
Sự kiện - 06/04/2025 18:16
Đại sứ Knapper: Việt Nam có cách tiếp cận tích cực, thấu hiểu những quan ngại từ phía Mỹ
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Mỹ ưu tiên thu xếp các cuộc gặp của Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Đoàn với các đối tác Mỹ, nhằm sớm đạt thỏa thuận.
Sự kiện - 06/04/2025 16:52
Thủ tướng: Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, đồng thời có các giải pháp đối phó với thuế quan của Mỹ nếu áp dụng.
Sự kiện - 06/04/2025 16:01
Thủ tướng: Mỹ áp thuế đối ứng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất, đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế.
Sự kiện - 06/04/2025 11:14
[Café Cuối tuần] Chuyện quản, chuyện cấm và khát vọng vươn mình
Tôi "chật vật" giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai chỉ để thay đổi thông tin về người sử dụng đất – thủ tục lẽ ra phải được giải quyết trong một tuần lễ.
Sự kiện - 06/04/2025 08:54
Thủ tướng: Tiếp tục xem xét giảm thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ
Thủ tướng yêu cầu giải quyết các quan tâm từ phía Mỹ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi, rà soát các mặt hàng, tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ để cân bằng thương mại.
Sự kiện - 05/04/2025 20:59
LG Display đề nghị gia hạn ưu đãi thuế cho dự án tại Hải Phòng
Đại diện LG Display Việt Nam mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho LG đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Sự kiện - 05/04/2025 05:55
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Sẵn sàng trao đổi để đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Mỹ
Theo Tổng Bí thư, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ mà Việt Nam có nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để các công ty từ Mỹ tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Sự kiện - 04/04/2025 23:22
Mỹ áp thuế 46%: Bộ Công Thương thu xếp cuộc điện đàm trong thời gian sớm nhất
Ngay sau thông tin Mỹ áp thuế đối với Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế.
Sự kiện - 04/04/2025 23:11
Chính phủ đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai cùng có lợi.
Sự kiện - 04/04/2025 22:50
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.
Sự kiện - 04/04/2025 13:09
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật
Ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mức phải thi hành kỷ luật.
Sự kiện - 04/04/2025 12:04
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 5 day ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 2 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 3 week ago