[Café Cuối tuần] Tư duy 'bao cấp' trong phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư

THS NGUYỄN VĂN ĐỈNH*
09:32 12/08/2023

Cách thiết kế các chính sách phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư chưa làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu với tài sản của mình cũng như trách nhiệm đối với an toàn của cộng đồng.

4-1548-2337

Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là một vấn đề lớn nhiều năm qua chưa giải quyết được triệt để. Ảnh: Trọng Hiếu

Nhà chung cư cũng như nhà riêng lẻ đều có tuổi thọ và sẽ đến lúc phải phá dỡ, xây dựng lại. Do có quy mô lớn, tính chất phức tạp và liên quan đến đời sống, sự an toàn của hàng trăm, hàng nghìn người, việc cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư là vấn đề nan giải không chỉ của riêng Việt Nam.

Tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất, cơ quan soạn thảo đã bỏ quy định về thời hạn sở hữu chung cư để tránh xung đột với quy định về quyền sở hữu tài sản trong pháp luật dân sự (Bộ luật dân sự không có khái niệm "thời hạn sở hữu" mà chỉ quy định các căn cứ, thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản; các căn cứ, thời điểm chấm dứt quyền sở hữu tài sản). Sự sửa đổi này là rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Chương V) lại tồn tại bất cập khi dường như chính sách đang được thiết kế mang nặng tính "bao cấp", quy định phần lớn trách nhiệm cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc về Nhà nước mà chưa gắn chặt trách nhiệm của chủ sở hữu.

Cụ thể, phương án xây dựng chính sách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chưa nêu bật được nguyên tắc quan trọng và hết sức sâu sắc trong pháp luật dân sự: Chủ sở hữu tài sản được thụ hưởng toàn bộ giá trị tài sản mang lại nhưng cũng đồng thời phải chịu rủi ro do tài sản của mình gây ra.

Nguyên tắc ấy được mọi người thừa nhận, trở thành "luật tự nhiên" trong quan hệ dân sự. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng đã ghi nhận các quyền của chủ sở hữu tài sản: "Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" (Điều 160); "Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" (Điều 190).

Như vậy, quyền của chủ sở hữu tài sản được pháp luật công nhận, được mọi người tôn trọng nhưng không phải là quyền tuyệt đối. Việc khai thác, sử dụng tài sản của chủ sở hữu không được xâm phạm đến quyền, lợi ích của các chủ thể khác. Mặt khác, Bộ luật Dân sự cũng quy định nghĩa vụ gánh chịu rủi ro về tài sản của chủ sở hữu: "Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác" (Điều 162).

Với tài sản là căn hộ chung cư thì sau khi mua từ chủ đầu tư, chủ sở hữu phải nhận chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 441 Bộ luật Dân sự. Theo đó, do nhà ở là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nên trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành đăng ký, nghĩa là sau khi được cấp "sổ hồng" thì rủi ro thuộc về khách hàng mua căn hộ.

Như vậy, chủ sở hữu căn hộ chung cư được thụ hưởng giá trị mà tài sản mang lại, đồng thời cũng phải gánh chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cộng đồng, ngăn ngừa rủi ro mà tài sản của mình gây ra cho mọi người ở xung quanh.

Tuy nhiên, phương án dự thảo hiện nay còn mang nặng tư duy bao cấp. Chẳng hạn quy định về việc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư khi hết thời hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, thậm chí còn phải chi ngân sách để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (tại khoản 8 Điều 62).

Các quy định này chưa làm rõ được trách nhiệm của chủ sở hữu với tài sản của mình như đã nêu trên. Do đó, cần chỉnh lý các quy định về trách nhiệm của nhà nước với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo hướng: Trường hợp cần thiết, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện một số công việc, bao gồm kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư nhưng sau đó các chủ sở hữu có trách nhiệm hoàn trả cho nhà nước. Việc Nhà nước phải chi ngân sách cho các công việc này mà không được bồi hoàn là không công bằng với các chủ thể khác không phải chủ sở hữu nhà chung cư.

thanhda1-1627

Khu cư xá Thanh Đa xuống cấp. Ảnh: Minh Thông

Phá căn hộ cũ, được căn hộ mới lớn gấp đôi?

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) còn sử dụng thuật ngữ "tái định cư" khi thực hiện chính sách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Thuật ngữ này không đúng nội hàm của "tái định cư" trong Luật Đất đai. Cụ thể, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tái định cư là "chính sách để ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi thông qua bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người bị thu hồi đất ở, phải di chuyển chỗ ở..." Như vậy, bố trí tái định cư là một công đoạn được đặt ra với cơ quan nhà nước khi thực hiện thu hồi đất ở của các chủ thể.

Trong khi đó, việc nhà chung cư cũ bị hư hỏng, cần phá dỡ để xây dựng lại mà các chủ thể đang sở hữu căn hộ chung cư được tiếp tục sở hữu căn hộ mới sau khi xây dựng lại thì liệu đó có phải là một hình thức "tái định cư" theo đúng nội hàm "tái định cư" trong Luật Đất đai hay không?

Như đã nêu trên, nếu nhà chung cư xuống cấp, hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, ảnh hưởng đến an toàn của chính chủ sở hữu cũng như cộng đồng xung quanh thì các chủ sở hữu có trách nhiệm bàn bạc phương án, bỏ kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại. Không thể quy trách nhiệm thực hiện xây dựng lại để duy trì chỗ ở cho chủ sở hữu căn hộ cho Nhà nước. Như vậy, không thể sử dụng thuật ngữ "tái định cư" để chuyển giao cho Nhà nước trách nhiệm phải giải quyết chỗ ở cho người dân.

"Tư duy bao cấp" còn thể hiện tại quy định: "Trường hợp theo quy hoạch được duyệt mà tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tái định cư tại chỗ, trừ trường hợp không có nhu cầu" (Khoản 4 Điều 62 dự thảo). Quy định này rất kém khả thi khi đặt bên cạnh quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải có "Hệ số K diện tích căn hộ, giá đất để tính bồi thường" (Điều 71 dự thảo). Hiện nay Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hiện hành quy định hệ số K bồi thường từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu được bố trí diện tích căn hộ mới có thể có diện tích gấp 2 lần căn hộ cũ.

Như vậy khi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu được bố trí diện tích căn hộ mới thay cho căn hộ cũ đã xuống cấp và còn có diện tích luôn lớn hơn căn hộ cũ (có thể lớn gấp đôi). Dự thảo luật quy định tất cả các chủ sở hữu đều được bố trí tái định cư; chưa kể đến diện tích mà chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư phải được dành để kinh doanh bù đắp chi phí.

Để đáp ứng yêu cầu trên, phương án quy hoạch chung cư mới phải gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất rất lớn so với quy hoạch của chung cư cũ. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến quả tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phá vỡ cảnh quan kiến trúc, gây tắc đường, ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội và không công bằng với các chủ sở hữu nhà ở khác tại khu vực lân cận.

*Chuyên gia pháp lý bất động sản

  • Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.

Đầu tư - 06/07/2025 06:45

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.

Đầu tư - 05/07/2025 14:13

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Đầu tư - 05/07/2025 06:45

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.

Đầu tư - 04/07/2025 16:19

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 04/07/2025 11:28

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.

Đầu tư - 04/07/2025 11:08

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.

Đầu tư - 04/07/2025 09:59

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.

Đầu tư - 04/07/2025 07:34

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.

Đầu tư - 04/07/2025 07:27

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.

Đầu tư - 03/07/2025 09:38

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.

Đầu tư - 03/07/2025 07:28

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 01/07/2025 14:50

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Trong khi thị trường bất động sản nhiều địa phương phía Nam vẫn trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khó khăn, thì Bình Dương vẫn cho thấy sự nhộn nhịp với hàng loạt dự án ra mắt, khởi công.

Đầu tư - 01/07/2025 07:40