[Café Cuối tuần] Thương hiệu trường đại học: Góc nhìn từ quản trị khủng hoảng truyền thông

THÁI NGUYÊN
08:50 29/06/2024

Thương hiệu của trường đại học, giống như thương hiệu của doanh nghiệp, cần được quản trị chặt chẽ. Việc minh bạch và trách nhiệm giải trình không chỉ giúp duy trì uy tín mà còn thu hút nguồn lực tài chính. Sự chậm trễ, thiếu minh bạch trong việc giải trình có thể gây thiệt hại nặng nề về tài chính và uy tín.

hlu-1710805405392702001628

Quản lý thương hiệu trường đại học như quản trị doanh nghiệp. Ảnh: Baochinhphu.vn

Trong những ngày gần đây, cộng đồng pháp lý tại Việt Nam không khỏi tiếc nuối và đau xót trước sự chậm trễ trong giải trình, minh bạch và giải đáp các thắc mắc từ truyền thông của ban lãnh đạo một trường đại học luật có lịch sử gần 50 năm. Sự việc bắt đầu khi trường này quyết định cấp bằng tiến sĩ và vinh danh danh hiệu "Quốc trung Hiền sĩ" cho một hòa thượng đang bị nghi ngờ gian lận và lộng ngôn. Sự chậm trễ và một vài bức ảnh phản cảm đã gây ra làn sóng bức xúc từ dư luận, đặc biệt là từ một số luật sư và người hành nghề luật, những người từng có thời thanh xuân đầy kỷ niệm với ngôi trường và quá trình hành nghề luật sau này họ luôn đặt nặng giá trị của sự minh bạch và trung thực trong mọi hoạt động - hệ giá trị họ đã nhận từ chính nhà trường.

Quản trị khủng koảng tại Đại học Duke: Bài học từ sự minh bạch

Câu chuyện ở trường luật chắc cần thêm thời gian, bởi "lửa" đã cháy lan sang một trường đại học khác khi trường này cũng vừa bị phát hiện cũng tuyển vị hoà thượng nọ vào danh sách nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tuy nhiên, xét từ góc nhìn của những nhà đầu tư, đối tác, cơ quan quản lý và phụ huynh học sinh thì việc gìn giữ, bảo vệ uy tín/thương hiệu trường đại học, nhất là các trường có lịch sử lâu đời, từng đào tạo ra nhiều thế hệ học trò thành đạt, danh tiếng thì có nhiều chuyện đáng bàn.

Một câu chuyện tương tự từng xảy ra tại Đại học Duke ở Mỹ vào năm 2010, khi Tiến sĩ Anil Potti bị phát hiện gian lận trong các nghiên cứu về ung thư. Các kết quả nghiên cứu sai lệch của ông đã được sử dụng để phát triển phương pháp điều trị ung thư, gây nguy hiểm cho nhiều bệnh nhân và uy tín của trường.

Ngay khi phát hiện gian lận, Đại học Duke đã thực hiện các bước quản trị khủng hoảng hiệu quả. Họ tiến hành điều tra nội bộ và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng như FDA và NIH. Trường công khai thông tin về vụ việc, minh bạch trong các hoạt động điều tra và xử lý sai phạm. Các báo cáo tài chính và nghiên cứu được công khai, đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đại học Duke cũng nhanh chóng sa thải Tiến sĩ Potti, rút lại các công bố khoa học sai lệch và cải thiện quy trình kiểm soát nghiên cứu. Họ đảm bảo hỗ trợ cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng, khôi phục niềm tin từ công chúng và các nhà tài trợ. Kết quả là, mặc dù bị ảnh hưởng bởi scandal, Đại học Duke đã nhanh chóng khôi phục uy tín, hạn chế thiệt hại tài chính và duy trì sự ủng hộ từ cộng đồng khoa học.

Trên thực tế, cơ chế tài chính của các trường đại học ở Việt Nam có sự khác biệt với các trường nước ngoài, bởi đa số các trường công (như trường luật) chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và học phí. Song xu hướng tự chủ tài chính đang dần hình thành với mục tiêu giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và tăng cường nguồn thu từ học phí, nghiên cứu và hợp tác doanh nghiệp.

Thậm chí, một số trường ở Việt Nam hiện đã copy mô hình quản trị như các trường đại học ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, áp dụng cơ chế tài chính đa dạng hơn. Họ nhận thu từ học phí, tài trợ nghiên cứu, quyên góp từ cựu sinh viên và các nhà tài trợ, cùng với các khoản đầu tư từ quỹ phát triển. Khi áp dụng mô hình này đôi khi nguồn thu từ các khoản quyên góp còn lớn hơn cả học phí, như các trường Ivy League ở Mỹ có nguồn quỹ quyên góp lên tới hàng tỷ USD.

Vì thế, do dựa nhiều vào các nguồn thu giúp họ tự chủ tài chính và đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, nên phải nói rằng đối với họ "uy tín, thương hiệu quý như vàng"!

Thương hiệu trường đại học: Quản trị như doanh nghiệp

Giống như Việt Nam, các trường đại học ở các nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như khủng hoảng truyền thông, scandal gian lận, thậm chí là tham nhũng. Cho nên họ thường có các quy trình và cơ chế để đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động tài chính và hành chính. Họ phải công khai các báo cáo tài chính, báo cáo nghiên cứu và các thông tin liên quan để đảm bảo rằng các hoạt động của họ được kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Ví dụ, ở Mỹ, các trường đại học công lập thường phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về báo cáo tài chính và phải công khai các thông tin này cho công chúng và các cơ quan quản lý.

Đương nhiên, đối với lĩnh vực chuyên môn chính là đào tạo, họ thường áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng họ cung cấp một môi trường học tập và nghiên cứu chất lượng cao. Các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và công nhận các chương trình đào tạo của các trường đại học. Ở châu Âu, quy trình kiểm định thường được thực hiện bởi các cơ quan như ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education).

Song có lẽ khác biệt lớn nhất giữa các trường phương Tây với Việt Nam chính là công tác "Quản lý khủng hoảng truyền thông". Các trường đại học phương Tây thường có các bộ phận chuyên trách về quan hệ công chúng và quản lý khủng hoảng truyền thông để xử lý các tình huống khẩn cấp và bảo vệ danh tiếng của mình. Khi có vấn đề phát sinh, như vụ việc liên quan đến gian lận nghiên cứu hoặc các hành vi không đúng mực của giảng viên hoặc sinh viên, các trường đại học cần phải phản ứng nhanh chóng và minh bạch để giải quyết vấn đề và hạn chế tác động tiêu cực đến thương hiệu.

Cạnh đó, do sứ mệnh duy trì các giá trị đạo đức, các trường đại học thường xây dựng và công khai các bộ quy tắc ứng xử, sự chuẩn mực hành vi trong toàn bộ hoạt động của mình. Việc này không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập lành mạnh mà còn tăng cường uy tín của trường trong mắt các đối tác, nhà tài trợ và công chúng.

Đặc biệt, để quản trị khủng hoảng truyền thông, các trường đại học luôn có các kế hoạch quản lý khủng hoảng truyền thông chi tiết để ứng phó với các tình huống bất ngờ. Các kế hoạch này thường bao gồm các bước xác định vấn đề, thu thập thông tin, phát ngôn chính thức, và các chiến lược truyền thông để kiểm soát tình hình. Ví dụ, khi một trường đại học lớn ở Mỹ bị phát hiện có gian lận trong tuyển sinh, họ đã nhanh chóng công bố thông tin, hợp tác với cơ quan chức năng và thực hiện các biện pháp cải thiện quy trình tuyển sinh để khôi phục niềm tin.

Hơn thế, do luôn phải làm việc với các đối tác lớn (như chính phủ, NGO), các trường còn thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là đối với các khoản tài trợ và quỹ nghiên cứu. Các quy định này không chỉ đảm bảo rằng nguồn tài trợ được sử dụng đúng.

Hơn thế, do luôn phải làm việc với các đối tác lớn (như chính phủ, NGO), các trường còn thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là đối với các khoản tài trợ và quỹ nghiên cứu. Các quy định này không chỉ đảm bảo rằng nguồn tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà còn giúp tăng cường niềm tin của các nhà tài trợ và đối tác. Ở Anh, các trường đại học phải tuân thủ các quy định của Cơ quan Tài trợ Giáo dục Đại học (HEFCE) và công bố các báo cáo tài chính hàng năm.

Thêm nữa, nhiều trường đại học còn tiến hành kiểm toán và đánh giá độc lập để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính và hoạt động. Các kiểm toán này thường được thực hiện bởi các cơ quan kiểm toán uy tín và các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, trường đại học cũng thường đầu tư vào các chiến dịch truyền thông và xây dựng hình ảnh để nâng cao uy tín và thương hiệu. Họ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, trang web chính thức và các kênh truyền thông khác để truyền tải thông tin tích cực về các thành tựu nghiên cứu, các hoạt động sinh viên và các dự án hợp tác.

Việc bảo vệ uy tín và thương hiệu là một yếu tố sống còn đối với các trường đại học trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Các biện pháp minh bạch, trách nhiệm giải trình, quản lý khủng hoảng truyền thông, và xây dựng hình ảnh là những công cụ quan trọng giúp các trường đại học duy trì và nâng cao uy tín của mình, từ đó thu hút được nhiều nguồn lực tài chính và tạo ra môi trường giáo dục chất lượng cao.

"Fanpage của trường cập nhật bài mới nhất là cách đây 5 năm, còn website của trường thì không có chữ nào về sự việc. Tôi đành phải cập nhật thông tin trên báo chí và mạng xã hội, mà trend trên mạng thì toàn tin xấu", vị luật sư nói về câu chuyện đang diễn ra ở Việt Nam.

Thương hiệu của trường đại học, giống như thương hiệu của doanh nghiệp, cần được quản trị chặt chẽ. Việc minh bạch và trách nhiệm giải trình không chỉ giúp duy trì uy tín mà còn thu hút nguồn lực tài chính. Sự chậm trễ và thiếu minh bạch trong việc giải trình có thể gây thiệt hại nặng nề về tài chính và uy tín.

  • Cùng chuyên mục
Cảng Chu Lai phát huy vai trò mũi nhọn trong hoạt động logistics tại miền Trung

Cảng Chu Lai phát huy vai trò mũi nhọn trong hoạt động logistics tại miền Trung

Cảng Chu Lai là cửa ngõ quan trọng, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo các trục đường ven biển, hành lang kinh tế Đông-Tây, kết nối đồng bộ với cả nước và liên thông quốc tế.

Doanh nghiệp - 01/07/2024 08:42

Dự án ở vị trí 'kim cương' tại Đà Nẵng do Phát Đạt triển khai đến đâu?

Dự án ở vị trí 'kim cương' tại Đà Nẵng do Phát Đạt triển khai đến đâu?

Dự án 223 Trần Phú nằm ở vị trí "kim cương" tại Đà Nẵng là của Công ty CP Đầu tư Bắc Cường - doanh nghiệp do Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt sở hữu 99% vốn.

Đầu tư - 01/07/2024 07:30

Tỷ phú thế giới nghỉ hè thế nào

Tỷ phú thế giới nghỉ hè thế nào

Hàng năm, các tỷ phú thường tham dự hàng loạt sự kiện mùa hè, vừa để xã giao vừa thỏa mãn sở thích cá nhân.

Phong cách - 01/07/2024 07:26

Mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Trong 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 71,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Thị trường - 01/07/2024 07:15

Công an phát hiện doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng bình ổn

Công an phát hiện doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng bình ổn

Phòng An ninh kinh tế Công an TP. Hà Nội đã xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng để mua vàng bình ổn giá do các Ngân hàng thương mại nhà nước bán ra, rồi bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc với giá cao hơn.

Pháp luật - 01/07/2024 06:30

Saigonbank đi trước về sau

Saigonbank đi trước về sau

Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống ngân hàng nhưng Saigonbank hiện là đơn vị có vốn điều lệ nhỏ nhất. Hành trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của nhà băng này cũng hết sức khó khăn và việc tăng vốn dựa vào hiệu quả kinh doanh.

Tài chính - 01/07/2024 06:30

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7

Trong tháng 7/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm; giảm đến 50% mức thu nhiều loại phí, lệ phí đến hết 2024; Nghị định mới về giá đất; bổ sung nhiều hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử; nhiều quy định mới lĩnh vực ngân hàng...

Chính sách - 01/07/2024 06:11

Hàn Quốc đứng số 1 trong 146 đối tác FDI tại Việt Nam

Hàn Quốc đứng số 1 trong 146 đối tác FDI tại Việt Nam

Trong 146 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, Hàn Quốc đứng vị trí số 1 với tổng vốn đăng ký lũy kế đạt gần 87,5 tỷ USD.

Đầu tư - 30/06/2024 16:47

Cao tốc thiếu trạm dừng nghỉ: Doanh nghiệp có tầm đầu tư sẽ xóa bất cập

Cao tốc thiếu trạm dừng nghỉ: Doanh nghiệp có tầm đầu tư sẽ xóa bất cập

Việc lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ mang lại hiệu quả và giá trị sử dụng cho tuyến cao tốc xương sống của quốc gia…

Đầu tư - 30/06/2024 16:42

Bắt nguyên Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người có công ở Nghệ An

Bắt nguyên Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người có công ở Nghệ An

Nguyên Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An bị bắt do cấu kết thực hiện lập khống hồ sơ đấu thầu, hồ sơ mua sắm và hồ sơ thanh toán gói thầu mua sắm để rút tiền khỏi ngân sách Nhà nước trái quy định.

Pháp luật - 30/06/2024 16:16

'Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn thị trường Hàn Quốc'

'Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn thị trường Hàn Quốc'

Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường Hàn Quốc để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sự kiện - 30/06/2024 16:14

Một liên danh muốn làm khu đô thị 35.000 tỷ ở Đông Anh

Một liên danh muốn làm khu đô thị 35.000 tỷ ở Đông Anh

Liên danh Tập đoàn Vingroup - CTCP Đầu tư và Phát triển thương mại Long Hải - CTCP Đầu tư xây dựng Thái Sơn đã đăng ký làm dự án khu đô thị thông minh - sinh thái ở Đông Anh, Hà Nội với tổng mức đầu tư là 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 30/06/2024 13:17

Chủ tịch City Auto: Đã tiêu thụ hết lượng tồn kho xe cũ trong nửa đầu năm

Chủ tịch City Auto: Đã tiêu thụ hết lượng tồn kho xe cũ trong nửa đầu năm

Nhà phân phối xe Ford và Hyundai lên kế hoạch lãi 80 tỷ đồng năm nay, tăng 82% so với năm 2023. Ông Trần Ngọc Dân, Chủ tịch HĐQT chia sẻ đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho xe cũ, lợi nhuận kỳ vọng cải thiện trong nửa cuối năm.

Tài chính - 30/06/2024 13:08

Doanh nghiệp nào 'khơi mào' cho dự án Cồn Két 1.648 tỷ tại Quảng Bình?

Doanh nghiệp nào 'khơi mào' cho dự án Cồn Két 1.648 tỷ tại Quảng Bình?

Sau gần 1 năm chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Khu đô thị Cồn Két (tỉnh Quảng Bình) đang phát đi thông báo tìm chủ đầu tư có năng lực sẵn sàng thực hiện dự án.

Đầu tư - 30/06/2024 10:53

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế

Ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (Bộ Y tế) vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế trong thời hạn 5 năm.

Sự kiện - 30/06/2024 09:56

Trái chiều giá chung cư Hà Nội và TP.HCM

Trái chiều giá chung cư Hà Nội và TP.HCM

Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM đang diễn ra theo 2 thái cực đối lập. Tại Hà Nội trong 3 tháng đầu năm có xu hướng tăng mạnh 8 điểm %, đạt mức 142,5 điểm, trong khi tại TP.HCM giảm nhẹ 2 điểm % xuống còn 123 điểm.

Đầu tư - 30/06/2024 08:35