[Café cuối tuần] Rủi ro vì luật 'vênh' nhau

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở cửa cho cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch có thể giúp đón thêm vốn đầu tư, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn rủi ro vì hiện nay các luật liên quan đang "vênh" nhau.
GIA ANH
15, Tháng 08, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở cửa cho cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch có thể giúp đón thêm vốn đầu tư, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn rủi ro vì hiện nay các luật liên quan đang "vênh" nhau.

condotel-la-gi

Việc mở cửa cho cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch có thể giúp đón thêm vốn đầu tư, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn rủi ro vì hiện nay các luật liên quan đang "vênh" nhau.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa cho biết, số căn nhà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua trên phạm vi cả nước vào khoảng 14.800 - 16.000 căn và con số này chỉ chiếm 2% tổng số nhà ở cung cấp ra thị trường. Trong đó, TP.HCM là địa phương thu hút nhiều người nước ngoài mua nhà nhất, chiếm 80%.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế thị trường, HoREA cho rằng, không có “làn sóng” người nước ngoài mua nhà tại nước ta trong 5 năm qua. Nhưng, diễn biến vừa qua cho thấy những dự án khu đô thị, khu dân cư, khu nhà chung cư cao cấp, hiện đại, có đầy đủ dịch vụ, tiện ích, an ninh an toàn, giao thông thuận tiện, sẽ thu hút được người nước ngoài lựa chọn cư trú hoặc mua nhà.

Theo HoREA, các chủ đầu tư dự án nhà ở tại TP.HCM đã chấp hành nghiêm túc quy định giới hạn “trần” 30% số lượng căn hộ được bán cho người nước ngoài. Một số dự án đã đạt “trần” 30%, như các dự án Gateway Thảo Điền, Nassim, Thảo Điền Pearl, thì người nước ngoài chuyển sang ký “Hợp đồng thuê mua nhà (leasing)” dài hạn 50 năm.

HoREA cũng nhận định, việc thực hiện chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở, bước đầu đã có tác động tích cực đối với thị trường bất động sản, nhưng chưa tác động tiêu cực quá lớn đối với người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp trong việc tạo lập nhà ở.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc mở cửa cho cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch có thể giúp đón thêm vốn đầu tư, nhưng việc này cũng tiềm ẩn rủi ro vì hiện nay các luật đang "vênh" nhau. Chính vì vậy, vừa qua, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua bất động sản du lịch, một động thái hy vọng gỡ khó cho thị trường bất động sản hiện nay.

Nhưng, câu hỏi đặt ra là nên hay không cho phép cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch?

Theo Điều 5, Luật Đất đai năm 2013, cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy, không có việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Nhà ở năm 2014 lại cho phép cá nhân nước ngoài, nếu đáp ứng điều kiện, được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Do quy định của Luật Nhà ở chưa đồng bộ với quy định của Luật Đất đai, nên chưa có cơ sở cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở.

Hơn nữa, hiện quá nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, trong khi hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình bất động sản mới (condotel, officetel..) chưa đầy đủ, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ, hướng dẫn các địa phương về chế độ sử dụng đất và cấp chứng nhận quyền sở hữu đối với công trình xây dựng không phải nhà ở, trong đó có condotel, nhưng nội dung hướng dẫn vẫn còn chung chung, chưa làm sáng tỏ được vấn đề người mua condotel liệu có được cấp giấy chứng nhận sở hữu hay không.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam cho rằng, việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ, việc người nước ngoài sở hữu căn hộ du lịch hay căn nhà tại Việt Nam thì tài sản vẫn nằm ở Việt Nam. Không những thế, việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam còn tăng thêm chi tiêu tiêu dùng, dòng tiền ngoại hối đổ về các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, tài chính cũng tốt theo.

Tuy nhiên, ông Sử Ngọc Khương cũng cho rằng, cần cân nhắc 3 điểm then chốt nếu đề xuất cho phép người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch tại Việt Nam thành hiện thực. Thứ nhất, ngành du lịch cần phải phát triển đồng bộ và tăng sức hấp dẫn vì nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc chi tiền cho một căn hộ du lịch hay villa nghỉ dưỡng, thì họ chỉ quan tâm thu lời trong nhiều năm. Thứ hai, giấy tờ, thủ tục pháp lý rõ ràng. Thứ ba, đảm bảo an ninh - quốc phòng, tức là bố trí dự án ở những vị trí không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng như gần các căn cứ quân sự, khu vực chính trị…

Như vậy, rõ ràng để trả lời cho câu hỏi nên hay không cho phép cá nhân nước ngoài mua bất động sản du lịch thì trước hết luật pháp phải rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" và "vênh" nhau như hiện nay. Có như vậy, chúng ta mới đón thêm vốn đầu tư, quản được cá nhân người nước ngoài mua bất động sản nhưng không gây ảnh hưởng đến an ninh trật từ và đảm bảo được an ninh - quốc phòng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ