[Café Cuối tuần] Mua bán điện trực tiếp theo Nghị định 80: Khởi hành và kỳ vọng bứt phá

LAM SƠN
08:31 06/07/2024

Nhìn chung, Nghị định 80 đã tiếp thu nhiều kiến nghị quan trọng từ các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là về cơ chế mua bán điện trực tiếp và tính minh bạch trong cơ chế giá điện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như phạm vi áp dụng hẹp và các quy định kỹ thuật phức tạp.

tcbcevn-2036

Đã có cơ chế mua bán điện trực tiếp. Ảnh: EVN

Sự khởi đầu tốt đẹp

Giữa những tin tức nức lòng trị giá nhiều "tỷ USD" vọng về từ chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng có một tin feedback từ Việt Nam khiến giới FDI hài lòng: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80 về "Mua bán điện trực tiếp". Hài lòng vì đây là sự chờ đợi của doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Samsung, Apple, Nike, đã yêu cầu cơ chế cho phép họ mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo để giảm chi phí và đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, phù hợp với chiến lược bền vững và giảm phát thải carbon của họ.

Như vậy là đã có một văn bản pháp quy cấp Nghị định không chỉ cho phép cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và các khách hàng lớn, mà văn bản này còn nói rõ các bên tham gia được quyền xác lập một cơ chế giá điện và cơ chế thanh toán rõ ràng, minh bạch và có thể thỏa thuận trực tiếp với nhau, tránh các thủ tục hành chính phức tạp và/có thể phát sinh những chi phí "không chính thức". Cụ thể, giữa đơn vị phát điện và khách hàng có thể tự do đàm phán các loại chi phí liên quan như truyền tải, phân phối, điều độ và dịch vụ phụ trợ một cách rõ ràng, minh bạch.

Thêm một điểm cộng nữa là Nghị định mới thể hiện rõ tinh thần khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện bền vững và góp phần vào mục tiêu giảm phát thải carbon toàn cầu. Trong đó có các điều khoản khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, như điện gió và điện mặt trời, giúp tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch, tránh tình trạng thiếu hụt điện dẫn tới phải cắt giảm vào mùa hè năm ngoái hoặc các lời doạ dẫm tương tự vào đầu hè năm nay từng khiến cho một vài nhà đầu tư dao động.

Một vài tiếc nuối...

Tuy thế đằng sau những nụ cười, những cái bắt tay chúc mừng vẫn phảng phất đôi chút tiếc nuối vì cơ chế mới vẫn hạn chế về quy mô và phạm vi áp dụng. Trước đó, một số doanh nghiệp đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như giảm mức công suất tối thiểu để họ có thể được tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Song cơ chế hiện tại mới chỉ áp dụng cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với công suất từ 10 MW trở lên và các khách hàng sử dụng điện lớn, chưa mở rộng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi khá nhiều doanh nghiệp này đang cần "tín chỉ xanh" để bước vào thị trường EU.

Hơn thế, các rào cản kỹ thuật và hành chính dù đã được chỉ đạo tháo gỡ theo kiến nghị của doanh nghiệp FDI nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tham gia, nhưng Nghị định 80 vẫn yêu cầu các nhà máy điện phải trang bị hệ thống thông tin, SCADA và các quy định kỹ thuật khác khi kết nối lưới điện, điều này có thể tạo ra "gánh nặng" cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Nhìn chung, Nghị định 80 đã tiếp thu nhiều kiến nghị quan trọng từ các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là về cơ chế mua bán điện trực tiếp và tính minh bạch trong cơ chế giá điện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như phạm vi áp dụng hẹp và các quy định kỹ thuật phức tạp. Các chuyên gia kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe và điều chỉnh theo phản hồi từ các doanh nghiệp sẽ giúp Nghị định hoàn thiện hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

"Vượt chướng ngại vật" và bứt phá

"Đây mới là cơ chế thí điểm đầu tiên, dần dần cửa sẽ rộng hơn khi việc vận hành trở nên trơn tru hơn" - một chuyên gia đã nói và khẳng định để Nghị định 80 hoàn thiện và hiệu quả hơn, Việt Nam có thể học hỏi thêm từ các mô hình mua bán điện trực tiếp (DPPA) của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Vương quốc Anh, và Úc. Dưới đây là những nội dung cụ thể mà Nghị định 80 nên xem xét:

Thứ nhất về Quản lý và Điều độ Điện năng, hiện Hoa Kỳ đang sử dụng hệ thống quản lý và điều độ điện năng rất tiên tiến như SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) để giám sát và kiểm soát lưới điện một cách hiệu quả. Các thị trường mua bán điện ở quốc gia này có hệ thống điều độ thông minh, linh hoạt mà lại rất chặt chẽ để đảm bảo cung cầu điện năng luôn cân bằng, tránh gây quá tải cho lưới điện. Nhiều nhà đầu tư nói rằng sẵn sàng kết nối, giới thiệu, trình diễn hỗ trợ Việt Nam đầu tư vào công nghệ SCADA và các hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến để theo dõi và điều khiển mạng lưới điện, đảm bảo an toàn và ổn định cho hệ thống.

Thứ hai, về Cơ chế giá điện và thanh toán minh bạch có thể tham khảo mô hình Đức và Vương quốc Anh. Các cơ chế giá điện ở các nước này hết sức rõ ràng, minh bạch và có thể thỏa thuận trực tiếp về các chi phí liên quan như truyền tải, phân phối, và dịch vụ phụ trợ. Đảm bảo rằng các quy định này được thông tin công khai và dễ hiểu cho các bên tham gia giữa các bên tham gia. Việc thanh toán cũng được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính công khai, công bằng. Thứ ba, về Phạm vi và đối tượng áp dụng ở Úc có mô hình NEM cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tham gia vào các hợp đồng mua bán điện trực tiếp, không chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp lớn. Sau một thời gian thí điểm, thiết nghĩ có thể nới rộng Nghị định 80 tăng phạm vi áp dụng của Nghị định để bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm mức công suất tối thiểu để tham gia cơ chế DPPA.

Thứ tư, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo theo mô hình Hoa Kỳ, Đức. Ở các nước này có các chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, như ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng sạch. Hai năm trước tại COP26, Thủ tướng Việt Nam đã cam kết phát thải ròng Netzero vào 2050 thì sớm hay muộn, Nghị định 80 cũng phải nới các đề xuất chính sách khuyến khích tài chính, ưu đãi thuế và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Thứ năm, về Hợp đồng và trách nhiệm của các bên, Vương quốc Anh có một số hình mẫu chi tiết về hợp đồng mua bán điện, trách nhiệm của các bên tham gia, và các biện pháp giải quyết tranh chấp để đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo để đưa vào Nghị định 80 khi thiết lập các điều khoản chi tiết trong hợp đồng DPPA nhằm tránh bỏ sót các trách nhiệm và quyền lợi của các bên, cũng như phân định rõ các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Thứ sáu, vấn đề Tham vấn và phản hồi cộng đồng ở Đức có cách thức hữu dụng để quá trình xây dựng chính sách có sự tham vấn rộng rãi với các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp và cộng đồng. Vấn đề năng lượng nói chung, điện nói riêng đang trở thành mối quan tâm của đại chúng, Việt Nam không ngoại lệ, có thể tham khảo để tăng cường quá trình tham vấn với các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng để đảm bảo các quy định trong Nghị định phù hợp với thực tế và được sự đồng thuận cao.

Sự khởi đầu tốt đẹp đến từ việc ban hành thí điểm cơ chế DPPA ở Việt Nam, song để có thể tạo nên sự bứt phá thì việc tham khảo, học hỏi các mô hình DPPA tiên tiến trên thế giới, từ đó rút ngắn thời gian thí điểm, mở rộng phạm vi, điều kiện trong Nghị định 80 của Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường mua bán điện trực tiếp hiệu quả, minh bạch và bền vững hơn, không chỉ là nguyện vọng của các doanh nghiệp FDI mà còn là các doanh nghiệp khác và người dân, vẫn bảo đảm mục tiêu phát triển mà vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho mạng lưới điện quốc gia.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí

UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sự kiện - 15/11/2024 15:57

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng

Sự kiện - 15/11/2024 13:43

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD

UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD

Sự kiện - 15/11/2024 06:57

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Sự kiện - 15/11/2024 06:45

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 14/11/2024 15:43

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .

Sự kiện - 14/11/2024 14:54

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.

Sự kiện - 14/11/2024 11:31

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.

Sự kiện - 14/11/2024 10:06

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.

Sự kiện - 14/11/2024 09:39

 Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.

Sự kiện - 14/11/2024 08:35

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.

Sự kiện - 13/11/2024 20:58

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.

Sự kiện - 13/11/2024 17:32

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.

Sự kiện - 13/11/2024 16:47

Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?

Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.

Sự kiện - 13/11/2024 16:13

Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ

Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ

Đại biểu Hà Nội lo ngại tình trạng đội vốn, chậm tiến độ xảy ra tại dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 13/11/2024 14:12

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.

Sự kiện - 13/11/2024 13:01