[Café cuối tuần] Minh bạch và lòng tin

Nhàđầutư
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang gặp trở ngại lớn khi chưa có một đạo luật để đảm bảo tính pháp lý công khai, minh bạch và tạo lòng tin đối với nhà đầu tư. Nghị định 63/2018 của Chính phủ điều chỉnh PPP hiện đã lỗi thời và việc cần có một đạo luật mới là cấp thiết.
PHONG CẦM
09, Tháng 11, 2019 | 08:12

Nhàđầutư
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang gặp trở ngại lớn khi chưa có một đạo luật để đảm bảo tính pháp lý công khai, minh bạch và tạo lòng tin đối với nhà đầu tư. Nghị định 63/2018 của Chính phủ điều chỉnh PPP hiện đã lỗi thời và việc cần có một đạo luật mới là cấp thiết.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và chắc chắn sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong vài ngày tới.

ppp-1047

 

Có thể nói tạo đột phá về kết cấu hạ tầng (KCHT), trong đó có KCHT giao thông vận tải (GTVT) là một trong 3 đột phá chiến lược đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ XI nhằm sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực tế, trong gần một thập kỷ qua, khuyến khích đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo nên bước đột phá đó. Phương thức đối tác công tư đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển KCHT.

Riêng lĩnh vực GTVT, đến nay đã thu hút được 220 dự án theo phương thức PPP với tổng vốn đầu tư 387 ngàn tỷ đồng, trong đó nhiều dự án đã được hoàn thành góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống KCHT giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc hiện thực chủ trương khuyến khích đầu tư theo phương thức PPP nói chung và đầu tư theo phương thức PPP vào lĩnh vực GTVT nói riêng còn bộc lộ không ít bất cập, hạn chế; kết quả thu hút vốn và chất lượng các dự án đầu tư chưa đạt như kỳ vọng, nhất là nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào KCHT GTVT chưa đáng kể.

Nhiều dự án PPP gặp không ít vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến tình trạng triển khai chậm, kém hiệu quả và xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ công, tạo dư luận tiêu cực về dự án PPP, nhất là trong lĩnh vực GTVT.

Theo đánh giá của cả các chuyên gia và các nhà đầu tư, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên là do cho đến nay chưa có một khung khổ pháp lý cao nhất và rõ ràng, đầy đủ cho nhà đầu tư theo phương thức PPP. Do đó, đạo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến hiện đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận và cộng động các nhà đầu tư.

Khơi thông được pháp lý, chắc chắn sẽ khơi thông được nguồn lực để tạo ra nguồn vốn khổng lồ đầu tư cho KCHT, nhất là KCHT giao thông. Cùng đó, trong Luật cũng cần phải có quy định rõ ràng về cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro để tạo sự hấp dẫn với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Các vấn đề như: Cơ quan nhà nước cần có cam kết vốn hỗ trợ công trình; nhà đầu tư phải được vay vốn tín dụng ngân hàng; chủ đầu tư bố trí đủ vốn đối ứng; Bộ GTVT, chính quyền địa phương bảo đảm an toàn hoạt động các trạm thu phí và bảo đảm lộ trình tăng phí... cần được cụ thể hoá, chi tiết hoá để tạo ra sự công khai, minh bạch, tạo lòng tin cho nhà đầu tư.

Riêng về bài toán huy động vốn, Nhà nước cần phải có chính sách cụ thể, cần phải xây dựng, phát triển thị trường vốn. Cùng đó, cần có quy định riêng và cụ thể về việc quản lý và giải ngân phần vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ trong dự án đầu tư PPP để tạo nên nền tảng pháp lý rõ ràng, cụ thể, tránh để các chủ thể của hợp đồng dự án loay hoay trong quá trình đầu tư. 

Thực tế cho thấy, việc không bố trí vốn hỗ trợ như cam kết, không giải ngân đúng hạn và đầy đủ vốn cho nhà đầu tư là làm phương hại đến lợi ích của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến dự án. Vì vậy, các dự án PPP cần có lộ trình và thời hạn cấp vốn cụ thể cũng như quy định rõ ràng về việc quản lý, giải ngân phần vốn Nhà nước này. 

Cùng đó, hiện nay, hệ thống ngân hàng nhiều lần lên tiếng không ưu tiên cho vay dài hạn và phát đi thông điệp rằng hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT đã chạm ngưỡng tối thiểu về hệ số an toàn vốn. Do đó, nếu không có mô hình đa dạng trong việc huy động vốn thì bài toán huy động vốn để các nhà đầu tư tham gia dự thầu các dự án theo phương thức PPP thì rõ ràng đây là thách thức lớn nhất, mang tính then chốt nhất.

Có thể nói, PPP là phương thức hữu hiệu để khai thác nguồn vốn to lớn của xã hội thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng. Do đó, việc sớm ra đời một đạo luật như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là vô cùng cấp thiết. Pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Có như vậy, đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới được khơi thông...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ