[Café cuối tuần] Hoãn thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Quyết định khó khăn nhưng cần thiết của Quốc hội

TS. NGUYỄN SĨ DŨNG - NGUYÊN PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
08:45 18/11/2023

Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, mà chuyển sang một kỳ họp gần nhất. Đây quả thật là một quyết định khó khăn, nhưng cần thiết của Quốc hội.

quoc-hoi1

Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thông qua tại kỳ họp thứ 6 lần này. Ảnh: Phạm Thắng.

Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 16/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đính Huệ đã cho biết, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 lần này, mà chuyển sang một kỳ họp gần nhất. Đây quả thật là một quyết định khó khăn, nhưng cần thiết.

Thứ nhất, xét về mặt thể chế, sự cẩn trọng của Quốc hội gần như là phẩm chất mang tính chức năng. Bởi vì rằng, Quốc hội là một thiết chế được sinh ra để đàm luận (Delibrative body). Sự cẩn trọng của Quốc hội là cơ chế hữu hiệu để cân đổi giữa tự do và điều chỉnh. Trong lúc đó, cân đối giữa tự do và điều chỉnh lại là quan trọng nhất để có một hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền.

Tự do cần thiết cho sáng tạo và phát triển. Nhưng tuyệt đối hóa tự do có thể dẫn tới tình trạng vô chính phủ và sự bất ổn. Điều chỉnh giúp bảo đảm trật tự và sự ổn định, nhưng lạm dụng điều chỉnh có thể tạo ra sự tốn kém và xiềng xích trói chặt chân tay của người dân và các tiềm năng của đất nước. Chính vì vậy, sự anh minh nằm ở khả năng cân đối giữa tự do và điều chỉnh. Đây là một phép cân đối động. Nó đạt được nhờ vào khả năng vận hành thể chế của Quốc hội và sự tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ.

Để tránh việc lạm dụng điều chỉnh, quốc hội các nước trên thế giới thường tổ chức xem xét các dự luật một cách rất cẩn trọng qua ba lần thảo luận. Trong đó, lần thảo luận thứ nhất là về việc có thật sự cần phải ban hành một đạo luật như vậy hay không. Về cơ bản, quốc hội các nước sẽ bác bỏ bất kỳ dự luật nào nếu thấy không cần thiết hoặc nếu thấy quyền tự do của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Có lẽ, tiến tới Quốc hội nước ta cũng cần tổ chức một phiên thảo luận như vậy để xem xét về sự cần thiết của các dự luật. (Để tránh sự lạm dụng điều chỉnh, ở nhiều nước trên thế giới, việc xem xét, thông qua các dự luật còn phải được tiến hành hai lần: một lần ở hạ viện và một lần ở thượng viện.

Ngoài ra, việc ban hành pháp luật còn bị hạn chế bởi quyền tái thẩm định (judicial review) và phủ quyết của tư pháp). Việc hoàn thông qua Luật Đất đai sửa đổi cho thấy một bước tiến của Quốc hội nước ta theo hướng hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Quốc hội hoãn thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) còn cần thiết vì dự thảo luật này có nhiều nội dung quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và người dân. Do đó, việc có thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và nhân dân là rất cần thiết.

Cụ thể, một số nội dung của dự thảo luật còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Ví dụ, về việc thu hồi đất nông nghiệp, có ý kiến cho rằng cần thu hồi đất đối với trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nhưng trong hạn mức nhất định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải thu hồi đất trong trường hợp này.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng có một số quy định chưa rõ ràng, cần được chỉnh sửa, bổ sung. Ví dụ, về việc phân loại đất, dự thảo luật quy định có 5 loại đất, trong đó có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về tiêu chí phân loại các loại đất này.

Thứ ba, mặc dù việc trình ra hai đến ba phương án cho một vấn đề trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không phải không có tính hợp lý. Tuy vậy, việc này cũng có thể dẫn đến một số bất cập. Ví dụ, nhiều phương án được đưa ra có thể khiến cho quá trình xem xét, thông qua luật trở nên phức tạp và tốn thời gian, cũng có thể xảy ra rủi ro là phương án tốt nhất chưa chắc đã được lựa chọn.

Chính vì vậy, hoãn thông qua dự Luật, cũng là cần thiết để có thêm thời gian nghiên cứu và lựa chọn một phương án tối ưu nhất trình Quốc hội. Việc trình ra một phương án đã được nghiên cứu kỹ sẽ giúp Quốc hội có thêm cơ sở để xem xét, lựa chọn phương án phù hợp nhất với thực tiễn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, cũng giúp Quốc hội tránh được tình trạng thông qua luật với những quy định chung chung, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực thi.

Để lựa chọn được phương án tối ưu nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có liên quan trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật. Cụ thể, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo các yếu tố liên quan trước khi đưa ra các phương án. Ngoài ra, cũng cần có sự thông tin, giải thích rõ ràng về các phương án cho Quốc hội và Nhân dân để tạo sự đồng thuận trong quá trình xem xét, thông qua dự luật.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn một phương án cho một vấn đề trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cần lưu ý: Phương án cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của đất nước; phương án cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu để Quốc hội và nhân dân có thể nắm được; cần có sự phân tích, đánh giá cụ thể về phương án để giúp Quốc hội có cơ sở quyết định lựa chọn.

Cuối cùng, việc hoãn thông qua Dự Luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết như đã nói trên. Tuy nhiên, kéo quá dài thời gian xem xét, thông qua cũng chưa chắc đã hay. Có vẻ như rất nhiều kế hoạch, dự định của các doanh nghiệp và của người dân vẫn chưa thể triển khai được vì còn phải ngóng chờ xem Luật Đất đại sẽ được sửa đổi như thế nào.

  • Cùng chuyên mục
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Sự kiện - 02/07/2025 07:01

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự kiện - 01/07/2025 15:57

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.

Sự kiện - 01/07/2025 15:33

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….

Sự kiện - 01/07/2025 14:28

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Sự kiện - 01/07/2025 13:45

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.

Sự kiện - 01/07/2025 08:55

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Sự kiện - 01/07/2025 07:32

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.

Sự kiện - 30/06/2025 22:26

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 30/06/2025 15:58

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sự kiện - 30/06/2025 15:08

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.

Sự kiện - 30/06/2025 14:39