[CAFÉ cuối tuần] Donald Trump, Fed và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhàđầutư
Kể từ khi ông Donald Trump ngồi vào chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng, với mỗi dòng tweet và tuyên bố của ông, nền thương mại và tài chính thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn. Thế nhưng ở trong nước, Tổng thống đã không thể lay chuyển ý chí của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed.
NGỌC TRÂM
29, Tháng 09, 2018 | 05:00

Nhàđầutư
Kể từ khi ông Donald Trump ngồi vào chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng, với mỗi dòng tweet và tuyên bố của ông, nền thương mại và tài chính thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn. Thế nhưng ở trong nước, Tổng thống đã không thể lay chuyển ý chí của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed.

Donald Trump

 

Ngày 26/9 vừa qua, theo phản ánh của CNBC, tại một buổi họp báo, khi đề cập tới vấn đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Donald Trump không ngần ngại dẫn lời của ông Michael Pillsbury, cố vấn thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan và hiện là Giám đốc Trung tâm chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson, khi nói rằng: “Tôi có nghe ông Pillsbury nói, Trung Quốc phải kiêng nể Donald Trump và bộ óc vô cùng, vô cùng vĩ đại của Donald Trump. Ông ấy nói họ [Trung Quốc] đang không biết phải xử trí ra sao”!

Chưa hết, ông còn nhấn mạnh: "Hiện Trung Quốc xuất khẩu 250 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ  và họ phải chi trả tới 25% cho số hàng đó. Họ phải chi trả hàng tỷ USD. Điều này chưa từng xảy ra với Trung Quốc”!

Đâu là cơ sở để ông Trump, nói một cách không ngoa, ‘lộng ngôn’ đến mức vậy, một điều hết sức không bình thường nếu đem so với nhiều đời tổng thống Mỹ trước đó?

Trước hết phải nói rằng, nhờ những chính sách cứng rắn, thậm chí tới mức như người Trung Quốc cáo buộc trong “Sách trắng” được công bố mới đây là "hành vi ức hiếp thương mại" của ông trong thương mại quốc tế, cùng với việc cắt giảm thuế trong nước, kinh tế Mỹ đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Nhờ đó, nhiều công ăn việc làm mới được tạo ra và thu nhập của người dân có sự cải thiện. Niềm tin của công chúng vào triển vọng kinh tế của nước Mỹ được nâng cao, phản ánh ở việc thị trường chứng khoán tăng không ngừng nghỉ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chưa kể, đồng bạc xanh của Mỹ xét về mặt ‘đối ngoại’ ngày càng có thêm sức mạnh.

Không chỉ Trung Quốc, ông Trump cũng gây sức ép đáng kể lên các đồng minh thân cận của mình là EU, Canada, Nhật và Hàn Quốc để giành được những điều mà ông mô tả là ‘công bằng hơn’ trong thương mại.

Ông cũng không ngần ngại làm điều tương tự với Tổ chức thương mại thế giới khi dọa rút khỏi tổ chức này, đồng thời đòi cải tổ cả Liên hiệp quốc v.v...

Có thể nói ông Trump đã mang tới nhiều lo lắng và bất an tới nhiều khu vực của thế giới trong thời gian tại nhiệm của ông vừa qua. Với tính khí của ông, chắc chắn thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.

Thế nhưng ở trong nước, ông Trump đã không thể lay chuyển ý chí của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed. Đã nhiều lần ông phàn nàn về quyết định nâng lãi suất của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia đầy quyền lực này của Mỹ, thậm chí chỉ trích trực tiếp Chủ tịch Fed là ông Jay Powell về hành động này. Báo chí Mỹ còn phản ánh rằng tại một sự kiện quyên góp tài trợ ông Trump thẳng thừng nói ông Powell không phải là một người theo đuổi chính sách đồng tiền rẻ “cheap money” mà ông hy vọng.

Bỏ qua ý muốn của người đứng đầu chính quyền Mỹ, hôm thứ Tư vừa rồi Fed lại quyết định nâng lãi suất lên 25 điểm phần trăm và dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa và sẽ làm điều tương tự 3 lần trong năm 2019.

Ngay sau đó, tại một buổi họp báo ở New York, ông Trump nói với giọng điệu chỉ trích: “Thật không may là họ [Fed] vừa  mới tăng lãi suất thêm một chút nữa, vì chúng ta đang làm tốt. Tôi không vui về điều này”.

Trong lịch sử nước Mỹ, những chỉ trích hay sức ép chính trị như vậy lên ngân hàng trung ương Mỹ rất hiếm khi xảy ra bởi vị thế độc lập của tổ chức này đối với chính phủ.

Sở dĩ Fed làm như vậy bởi tổ chức này quan ngại về việc lạm phát sẽ gia tăng trong thời gian tới khi doanh nghiệp và người dân chi tiêu nhiều hơn. Đối với Fed, kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý là mục tiêu hàng đầu.

Nói đến đây lại nhớ lại cách điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồi năm ngoái. Đã có những thời điểm do những thúc ép về tăng trưởng kinh tế mà Ngân hàng Nhà nước đã phải chịu sức ép từ nhiều phía để mở rộng tăng trưởng tín dụng lên mức tới 4 điểm phần trăm, từ mức dự kiến là 18%, đồng nghĩa với việc bơm ra thị trường một lượng lớn tiền và có nguy cơ gây ra lạm phát trong năm tiếp theo. Việt Nam đã có nhiều bài học đau xót khi để lạm phát tăng phi mã trong quá khứ. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã kiên quyết không tăng tín dụng mà chọn cách hướng dòng vốn đi vào những ngành và lĩnh vực không mang tính đầu cơ. Chính bản lĩnh của lãnh đạo cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trước sức ép đã góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao tới 6,81% trong năm 2017.  

Cho tới nay, mặc dù đồng tiền của nhiều quốc gia đang phát triển đang khốn đốn vì sự lên giá mạnh của đồng đô la Mỹ, thế nhưng đồng VND của Việt Nam chỉ giảm giá ở mức rất khiêm tốn so với đồng bạc xanh. Trong khi đó, xuất khẩu, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối quốc gia vẫn tiếp tục gia tăng, lãi suất đồng nội tệ vẫn không có nhiều thay đổi. Vì vậy, tính tới thời điểm này, đây có thể được coi là thành công của Việt Nam trong bối cảnh chính sách thương mại của chính quyền Trump đang gây điêu đứng cho nhiều quốc gia, trong đó đáng kể nhất là người láng giềng Trung Quốc của chúng ta.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ