[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Để "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", thì quan trọng nhất là phân cấp, phân quyền đầy đủ, rõ ràng cho địa phương.
Trên thế giới có 4 mô hình phân quyền cơ bản. Vấn đề là chúng ta cần lựa chọn mô hình hình phù hợp với định hướng chiến lược đã được đề ra, cũng là phù hợp với đòi hỏi của quá trình cải cách hiện nay. Bốn mô hình đó là:
1. Song trùng giám sát (Pháp): Chính quyền địa phương chịu sự giám sát đồng thời từ Bộ Nội vụ (về hành chính) và các bộ chuyên ngành (về kỹ thuật). Ngoài ra, chính quyền trung ương có đại diện của mình ở tất cả các cấp của chính quyền địa phương. Mô hình này bảo đảm kiểm soát chặt chẽ từ Trung ương đối với các chức năng của địa phương. Một phần của mô hình này đã từng được áp dụng ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Song trùng trực thuộc (Xô viết): Các cơ quan hành chính địa phương vừa trực thuộc cấp trên theo ngành dọc, vừa trực thuộc của UBND cùng cấp, tạo ra sự phối hợp đa chiều trong quản lý. Về cơ bản, đây là mô hình đang được áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên, một số địa phương đã xin được cơ chế đặc biệt để vượt ra khỏi mô hình này trong một số lĩnh vực.
3. Điều chỉnh (Regulation - Anh, Mỹ): Trung ương và địa phương có quyền hạn rõ ràng, độc lập theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền giao cho Trung ương hoặc địa phương không bị chồng lấn, bảo đảm sự minh bạch và hiệu quả.
4. Bổ trợ (Subsidiary - Đức, Nhật): Thẩm quyền được giao tối đa cho cấp thấp nhất có khả năng thực hiện. Chỉ những nhiệm vụ vượt quá khả năng của cấp dưới mới được chuyển lên cấp cao hơn, thúc đẩy tính tự chủ và sáng tạo.
Trong 4 mô hình trên, thì rõ ràng mô hình bổ trợ là phù hợp nhất để thực hiện phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", theo như tầm nhìn của Tổng Bí thư Tô Lâm. Theo mô hình này, thẩm quyền được giao cho cấp thấp nhất có khả năng thực hiện, giúp địa phương tự chủ trong việc ra quyết định và triển khai chính sách, sát với thực tế địa phương. Khi địa phương tự quyết và thực thi, họ phải chịu tự trách nhiệm toàn diện, từ đó nâng cao năng lực quản trị và trách nhiệm giải trình.Địa phương cũng được quyền sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển bền vững.
Trung ương chỉ can thiệp khi vấn đề vượt ngoài khả năng địa phương, nhờ vậy giảm được sự chồng chéo và tập trung được vào định hướng chiến lược quốc gia.
Phân quyền theo mô hình bổ trợ, thì phân ngân sách cũng phải theo nguyên tắc này. Địa phương chỉ có thể "quyết, làm và chịu trách nhiệm", khi có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ. Nếu không, quyền tự quyết sẽ trở nên hình thức, và mọi việc lại cũng đều phụ thuộc vào Trung ương.
Khi địa phương kiểm soát ngân sách, họ sẽ chủ động lên kế hoạch, ưu tiên sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế, thay vì chờ phân bổ từ trên. Phân ngân sách theo bổ trợ cũng giúp cấp thấp nhất sử dụng nguồn lực sát nhu cầu, giảm thiểu tình trạng chồng chéo, lãng phí do sự điều chỉnh không phù hợp từ Trung ương. Khi địa phương quản lý tài chính, họ phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc sử dụng ngân sách, từ đó nâng cao minh bạch và trách nhiệm trước dân.
Để thực hiện hiệu quả tầm nhìn "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", ngoài việc phân quyền theo mô hình bổ trợ và phân bổ ngân sách phù hợp, một số điều kiện quan trong khác cũng cần được bảo đảm.
Trước hết là một khung luật pháp rõ ràng, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý vững chắc để địa phương có quyền tự quyết mà không bị vướng mắc bởi sự chồng chéo trong quy định. Đồng thời, cần quy định rõ ràng cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình để bảo đảm việc thực thi đúng hướng.
Điều kiện thứ hai là nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của địa phương. Cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương về kỹ năng lãnh đạo, quản trị, và xử lý tình huống. Cán bộ địa phương cũng cần được tăng cường năng lực phân tích và lập kế hoạch chiến lược để bảo đảm các quyết định mang tính dài hạn và bền vững.
Điều kiện thứ ba là tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra. Cần đảm bảo sự giám sát hiệu quả từ Trung ương, Hội đồng nhân dân và người dân để ngăn ngừa lạm quyền và tham nhũng. Đồng thời cần xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả dựa trên kết quả đầu ra thay vì quy trình.
Điều kiện thứ tư là tăng cường vai trò giám sát của người dân và doanh nghiệp. Cần phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong việc giám sát, góp ý và hỗ trợ triển khai các chính sách; Tạo cơ chế đối thoại thường xuyên giữa chính quyền địa phương và các bên liên quan để bảo đảm mọi quyết sách sát thực tế.
Kết hợp các giải pháp trên cùng với phân quyền và phân ngân sách phù hợp sẽ giúp xây dựng một chính quyền địa phương năng động, tự chủ, và chịu trách nhiệm, thực hiện đúng tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Cuối cùng, hiện thực hóa tầm nhìn "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là một bước tiến lớn trong tư duy cải cách, mà còn là giải pháp chiến lược để nâng cao chất lượng nền quản trị quốc gia. Khi địa phương được trao quyền tự chủ thực sự, đi kèm với trách nhiệm giải trình minh bạch, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả trong quản lý. Đồng thời, mô hình này giúp Trung ương tập trung vào vai trò định hướng chiến lược, giảm thiểu tình trạng can thiệp vi mô, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất điều hành.
Khi các địa phương được quyền quyết định, thực thi và chịu trách nhiệm với chính những quyết định của mình, năng lực quản lý địa phương sẽ được cải thiện, nguồn lực địa phương sẽ được khai thác tối đa, và niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ được củng cố. Tầm nhìn này chính là chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững và vượt bậc, đưa Việt Nam vững bước trên hành trình trở thành một quốc gia hiện đại, tự cường và thịnh vượng. Đây là cải cách mang tính thời đại, phản ánh rõ quyết tâm và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của đất nước.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago