[CAFÉ cuối tuần] Đạo đức kinh doanh và thái độ của người tiêu dùng

Nhàđầutư
Đối với một thị trường vẫn còn ở giai đoạn tiền phát triển như Việt Nam, cụm từ "đạo đức kinh doanh" dường như vẫn còn là một điều xa xỉ đối với không ít người, kể cả với nhà sản xuất, kinh doanh, lẫn với người tiêu dùng.
CHÍ THÀNH
23, Tháng 03, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Đối với một thị trường vẫn còn ở giai đoạn tiền phát triển như Việt Nam, cụm từ "đạo đức kinh doanh" dường như vẫn còn là một điều xa xỉ đối với không ít người, kể cả với nhà sản xuất, kinh doanh, lẫn với người tiêu dùng.

daoduckd

 

Chả có thế mới vỡ lở ra những vụ như ngân hàng từ chối trả tiền cho khách hàng bị chính nhân viên, thậm chí người quản lý của ngân hàng biển thủ rồi chuồn mất; hay một thương hiệu lụa tơ tằm nhập hàng Tàu để gắn nhãn Việt nổi tiếng của mình; hay gần hơn nữa là vụ nhập nhèm, đánh lận con đen giữa khái niệm nước chấm và nước mắm, khiến người tiêu dùng hoang mang, khó hiểu...

Đạo đức (ethics) bắt nguồn từ chữ "ethos", tiếng Hy Lạp cổ, dùng để chỉ: xấu và tốt, đúng và sai, nên và không nên. Từ đó đưa ra một bộ nguyên tắc hành xử cho phù hợp.

Thế còn "đạo đức kinh doanh" là gì? Theo lý thuyết, đó là: "Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh (cá nhân và doanh nghiệp)".

Nghe thì có vẻ phức tạp và mơ hồ nhưng nói gọn lại, đó là việc [doanh nghiệp] áp dụng những giá trị đạo đức vào kinh doanh. Và những vấn đề đạo đức doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa hành vi tối đa hoá lợi nhuận và những mối quan tâm khác phi-kinh-tế của doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh có được khi bản thân doanh nghiệp cho rằng các nguyên tắc, chuẩn mực này là điều đúng nên làm, hoặc do quy định của pháp luật, hoặc do đòi hỏi của thị trường và người tiêu dùng.

_0 daoduckd

 

Trong nghiên cứu mới được công bố của Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh (EBWG), một chi tiết thú vị được phát hiện có tới 99.7% người tiêu dùng ở Việt Nam sẵn sàng chi trả ở các mức độ khác nhau cho các sản phẩm của doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh.

EBWG là một nhóm tự nguyện có thành viên là các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thực hành đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.

Người tham gia phỏng vấn cho rằng đạo đức kinh doanh cũng là một đạo đức nghề nghiệp, giống như nghề y có y đức thì nghề kinh doanh có đạo đức kinh doanh. Họ cho rằng các khía cạnh chính yếu của đạo đức kinh doanh gồm: sự trung thực về quảng cáo, không có hành động hạ thấp đối thủ cạnh tranh; minh bạch trong quy trình sản xuất, quản lý, bán hàng; không gây hại cho sức khỏe; không gây hại cho môi trường; quan tâm đến người lao động và không làm trái pháp luật.

81% người tham gia điều tra đã từng tẩy chay sản phẩm (được coi như là từ bỏ mua một sản phẩm, nói với người khác không mua một sản phẩm, hoặc tham gia kêu gọi tẩy chay một sản phẩm) vì doanh nghiệp vi phạm đạo đức.

Thế người tiêu dùng có vai trò gì trong việc thúc đẩy đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hay không? Câu trả lời dường như là có khi một nửa số người được hỏi cho rằng người tiêu dùng có vai trò quan trọng vì người mua quyết định thị trường sản phẩm.

Tuy nhiên, họ cũng cho rằng người tiêu dùng khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm đạo đức phải lên tiếng phản đối, kêu gọi người khác ngừng sử dụng sản phẩm, thậm chí khiếu nại thì mới thực thi được quyền của mình.

Một nửa số người được hỏi còn lại thì cho rằng người tiêu dùng không có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đạo đức kinh doanh vì bản thân người kinh doanh phải thấy việc cần tuân thủ [đạo đức kinh doanh] và Chính phủ phải là người quản lý việc tuân thủ đó.

Một khuyến nghị quan trọng của những người thực hiện nghiên cứu là cần "đưa các giá trị đạo đức trong kinh doanh vào các trường đào tạo quản lý, doanh nhân hoặc vào tiêu chí xét duyệt đầu tư cho các start-up hoặc dự án đầu tư (cả công lẫn tư) để khuyến khích các thực hành có đạo đức trong kinh doanh".

Chính vì vậy, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh và trừng phạt các doanh nghiệp vi phạm. Bản thân doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đã tuân thủ đạo đức kinh doanh cần công khai để người tiêu dùng và báo chí có thể tiếp cận thông tin.

Hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) bằng các hoạt động từ thiện, xã hội. Tuy vậy, theo khảo sát thì khía cạnh đạo đức này là một trong các khía cạnh ít được người trả lời quan tâm nhất (bên cạnh đóng đủ thuế và liêm chính).

_0 tuthien

 

Điều này có thể do người trả lời chưa nhận biết được tầm quan trọng của các hoạt động từ thiện, tài trợ của doanh nghiệp, không tin vào động cơ của doanh nghiệp (cho rằng làm từ thiện chỉ để quảng cáo), hoặc do thực hành này chưa đủ nhiều, chưa đủ dày đề xã hội nhận ra tầm quan trọng của nó.

Do đó nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tài trợ lại cho cộng đồng (ví dụ chính sách miễn thuế cho tiền tài trợ của doanh nghiệp).

Các tổ chức xã hội cần truyền thông với cộng đồng và doanh nghiệp về tầm quan trọng và giá trị đạo đức của việc doanh nghiệp quan tâm đến sự thịnh vượng và bền vững của cộng đồng nơi mình kinh doanh bằng cách hỗ trợ các sáng kiến phát triển cộng đồng.

Quay trở lại với câu hỏi cốt lõi: Doanh nghiệp Việt có đạo đức kinh doanh hoặc cần đến nó không? Thái độ của người tiêu dùng trong nghiên cứu nói trên chắc chắn phần nào giúp các chủ doanh nghiệp tự trả lời câu hỏi này.

Thực tế đã trả lời là ngay tại Việt Nam, đã có doanh nghiệp biến mất khỏi thị trường sau những hành động phi đạo đức trong kinh doanh. Không ít các doanh nghiệp khác cũng đã lao đao, thiệt hại nặng về cả vật chất lẫn giá trị thương hiệu sau những lùm xùm liên quan đến thực hành đạo đức trong kinh doanh.

Vậy, cách để xây dựng và trường tồn, đối với bất kỳ doanh nghiệp nghiêm túc nào, hẳn sẽ là thực hành tốt các giá trị đạo đức trong doanh nghiệp vì xã hội, vì người tiêu dùng, và vì chính cho các doanh nghiệp đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ