[CAFÉ cuối tuần] Chúng ta không thể ‘bội thực hoá’ thân xác mà bỏ đói tâm hồn

Nhàđầutư
Năm 2018 đã đi qua, Xuân Kỷ Hợi sắp đến. Đã có nhiều thành tựu làm chúng ta vui mừng, phấn khởi... Những thành tựu ấy mở ra và làm cho chúng ta càng thêm tin tưởng vào những chặng đường sắp tới với tiền đồ rộng mở của đất nước.
Nhà văn NGUYỄN QUANG THIỀU
02, Tháng 02, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Năm 2018 đã đi qua, Xuân Kỷ Hợi sắp đến. Đã có nhiều thành tựu làm chúng ta vui mừng, phấn khởi... Những thành tựu ấy mở ra và làm cho chúng ta càng thêm tin tưởng vào những chặng đường sắp tới với tiền đồ rộng mở của đất nước.

86DE01CD-529D-4C90-A4FC-763E189186FD

Top 10 Sao vàng đất Việt 2018 (Ảnh: Bảo Anh)

Nhưng vẫn còn những ngổn ngang đâu đó những vấn đề mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Phải làm sao cho tiền đồ mà chúng ta xây dựng, chúng ta hướng tới, sẽ hiện ra với những giá trị trọn vẹn, là tiến bộ và nhân bản…

Trong những vấn đề ngổn ngang ấy, là vấn đề tương hợp giữa nhân văn và phát triển kinh tế, xã hội, là trữ lượng văn hóa sâu sắc và bền vững trong khởi nghiệp và con đường hình thành đội ngũ doanh nhân đáp ứng kỳ vọng của chúng ta.  

Trong cách nhìn của tôi, kinh tế là phần thân xác của một xã hội, còn văn hoá là tâm hồn của xã hội đó. Khi cuộc sống con người còn ngự trị trên thế gian này thì hai phần kia không thể tách rời nhau. Nếu con người lúc nào cũng chỉ sống trong đói khát thì xã hội sẽ rơi vào những cơn tuyệt vọng thấp hèn, còn nếu con người sống không có văn hoá thì xã hội sẽ dần dần biến thành một thế giới hoang thú. Vì lẽ đó mà từ khi xã hội con người hình thành, các quốc gia luôn luôn tìm cách đẩy mạnh kinh tế dựa trên một nền tảng văn hoá được bảo tồn và phát triển một cách bền vững và cũng luôn luôn tìm cách cân bằng hai thành phần này để xây dựng một xã hội ngày càng no ấm và văn minh hơn.

Từ sau khi chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất, chúng ta đã không ngừng phát triển kinh tế. Chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo những bước ngoặt lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Số lượng người giàu tăng lên theo cấp số nhân. Giấc mơ trở thành những triệu phú đô la không còn là điều hoang tưởng nữa. Chúng ta đã có tỷ phú đô la. Nhưng hiện thực đã và đang cho chúng ta thấy có một vết nứt trong toà nhà xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng. Đó là vết nứt văn hoá. Vết nứt đó thể hiện trong đời sống sinh hoạt và trong phong cách làm việc của không ít các doanh nhân, những người mà bất cứ xã hội nào muốn phát triển kinh tế cũng cần phải có họ.

Từ khi nền kinh tế đa thành phần ra đời ở nước ta thì đồng thời xuất hiện một lực lượng có tác động rất mạnh vào sự phát triển của nền kinh tế này là các doanh nhân. Nhưng đồng thời nó cũng xuất hiện thuật ngữ “Trọc phú”. Thuật ngữ này nhằm nói đến những người giàu nhưng đã không tạo ra được một đời sống văn hoá cho chính bản thân họ và tất nhiên không tác động được vào đời sống văn hoá của xã hội. Và hiện thực cho thấy, xã hội chúng ta có không ít các trọc phú. Những người này là những doanh nhân nhiều tiền nhưng không tác động vào sự phát triển xã hội mà ngược lại tạo ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội. Nếu nhìn gần hơn thì họ gây ra những ảnh hưởng xấu cho chính con cháu ngay ở trong ngôi nhà của họ.

Không ai phủ nhận những đồng tiền của hầu hết các doanh nhân là do chính họ làm ra với những lý do hợp lý. Và một trong lý do mà chúng thường nghe là việc tiêu tiền của nhiều doanh nhân như là một hành động trả thù đói nghèo trong quá khứ. Nhưng trả thù đói nghèo chính là việc xây dựng một xã hội no ấm và văn minh chứ không phải là “bội thực hoá” thân xác cá nhân mình. Thế nhưng, chúng ta ngày ngày vẫn phải chứng kiến những người nhiều tiên đang “bội thực hoá” thân xác họ nhưng lại bỏ đói tâm hồn họ. Nếu một con người hay một đất nước phát triển kinh tế chỉ nhằm một mục đích là “bội thực hoá” thân xác chính mình thì con người này hay đất nước này đã đặt hai bàn chân mình sang bên kia đường biên của một xã hội văn minh.

Một doanh nhân văn hoá là một doanh nhân như thế nào? Có một số người đã hiểu lầm thuật ngữ này. Họ cho rằng những doanh nhân văn hoá là những người sẵn sàng bỏ tiền ra tài trợ cho một hoạt động văn hoá nào đó. Quan niệm đó chỉ đúng một nửa. Có thể có những doanh nhân không tài trợ trực tiếp cho những hoạt động văn hoá vẫn là một doanh nhân văn hoá. Những doanh nhân này đã thể hiện sự hiểu biết của họ về xã hội và con người. Những doanh nhân này đã thể hiện một lối sống tinh thần có ý nghĩa. Những doanh nhân này luôn luôn biểu lộ lòng tự trọng của họ trong những sản phẩm họ làm ra cho xã hội. Sản phẩm của một doanh nhân, một doanh nghiệp dù trực tiếp hay gián tiếp đều chứa đựng sự trung thực, sự sáng tạo, sự tôn trọng với xã hội con người và thể hiện những vẻ đẹp văn hoá nữa.

Làm ra những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, kém chất lượng hoặc với một bao bì xấu xí hay gây ô nhiễm cho môi trường thì cho dù doanh nhân đó, doanh nghiệp đó có tài trợ cho một hoạt động văn hoá hay một hoạt động cứu trợ cũng không thể gọi là doanh nhân, doanh nghiệp văn hoá được. Như thế, họ chỉ là tìm cách “trọc phú” hoá thương hiệu của mình bằng một hình thức tinh vi hơn mà thôi. Chúng ta vô cùng cần có những tỷ phú và hơn nữa là những siêu tỷ phú đô la có văn hoá. Bởi những người này, với những điều kiện kinh tế của mình sẽ tác động có hiệu lực đến sự phát triển bền vững và trong sạch của một xã hội.

Có rất nhiều các tỷ phú trên thế giới mà chúng ta biết đã bỏ phần lớn tiền của họ kiếm được để lập các quỹ bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ những khu rừng nguyên sinh, bảo vệ các nguồn nước hay là chống bạo lực gia đình cũng như chống nạn lạm dụng tình dục trẻ em… Họ là những doanh nhân văn hoá đúng nghĩa và có tác động vào những cải biến tốt đẹp cho xã hội con người. Đấy là ta chưa nói đến họ là những người có sự hiểu biết về văn hoá, lịch sử, âm nhạc, văn học, hội hoạ…

Nhưng nói một cách logic thì một người không có những hiểu biết nhất định về văn hoá, lịch sử, âm nhạc, văn học, hội hoạ… thì sẽ không thể nào có một đời sống văn hoá. Và khi một doanh nhân không có được một nền tảng văn hoá trong cuộc sống và trong công việc kinh doanh của mình thì sự phát triển của họ sẽ “đoản mệnh” mà không bao giờ đến được đỉnh cao. Và họ sẽ chẳng bao giờ đóng góp được cho sự phát triển của xã hội một cách tích cực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ