[CAFÉ cuối tuần] Cổ đông yếu thế trong công ty cổ phần và chỗ dựa tòa án, nhìn từ vụ Vinaconex

BÌNH MINH
07:00 13/04/2019

Vụ việc nhóm cổ đông nhỏ tại Vinaconex khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ do nhóm cổ đông lớn “áp đặt” nhằm thâu tóm quyền lực trong công ty cho thấy lẽ phải không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh và tòa án là nơi mà các cổ đông nhỏ cần phải tìm đến để bảo vệ sự công bằng.

vinaconex

Cú sốc đổi chủ ở Vinaconex

Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), mã chứng khoán VCG là một doanh nghiệp nằm trong top 4 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam. Vinaconex được biết đến là một trong các doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Nội thực hiện dự án bất động sản có quy mô lớn như khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính từ thời mà các doanh nghiệp bất động sản như VinGroup còn chưa có vị thế. Hiện nay, Vinaconex cũng đang sở hữu nhiều dự án bất động sản quan trọng, có tiềm năng và cũng vẫn là một thương hiệu xây dựng lớn ở Việt Nam.

Trước khi nhà nước thoái vốn tại Vinaconex, doanh nghiệp này là doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần nhiều nhất với gần 80% cổ phần phổ thông do hai doanh nghiệp lớn của nhà nươc kiểm soát, đó là SCIC và Viettel.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, lần lượt SCIC và Viettel đã chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác thông qua đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hai đơn vị đã trúng đấu giá các lô cổ phần do SCIC và Viettel bán đâu giá là Công ty TNHH An Quý Hưng và Công ty Cường Vũ. Trong đó, lô cổ phiếu của SCIC được bán với giá 28.900 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị của lô cổ phiếu này lên đến gần 7.400 tỷ đồng.

Sau khi SCIC và Viettel chính thức hoàn thành việc rút vốn tại Vinaconex, doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp mà nhà nước không còn nắm giữ cổ phần. Các chủ nhân mới của Vinaconex là các nhà đầu tư tư nhân. Cũng từ thời điểm nhà nước hoàn thành việc rút vốn, cuộc chiến quyền lực tại Vinaconex bắt đầu nổ ra.

Đầu tiên là việc cổ đông An Quý Hưng yêu cầu SCIC thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư là chuyển giao quyền lực bằng việc thay thế người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Nguyễn Xuân Đông, doanh nhân 38 tuổi, đại diện của Công ty An Quý Hưng trở thành Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Vinaconex.

Tiếp đó, An Quý Hưng đề nghị HĐQT của Vinaconex triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông để bầu lại 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban kiểm soát. Sau cuộc họp bất thường ngày 11/1/2019, nhóm cổ đông An Quý Hưng đã chính thức kiểm soát toàn bộ quyền lực ở Vinaconex, với số cổ phần phổ thông gần 58% và 5/7 thành viên HĐQT là người của nhóm cổ đông này. Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cũng chính là đại diện của An Quý Hưng.

Ngay sau khi tái cơ cấu lại bộ máy quản trị công ty, nhóm cổ đông An Quý Hưng giành quyền quản trị tuyệt đối ở Vinaconex, đẩy các nhóm cổ đông nhỏ hơn vào thế phải phục tùng tuyệt đối. Bởi lẽ, những quyết định của Tổng giám đốc, HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông đều do nhóm cổ đông này đưa ra mà các cổ đông nhỏ khác không thể thay đổi được dù có không đồng ý.

Điển hình là sau khi HĐQT mới được bầu ra, nhóm cổ đông An Quý Hưng đã thực hiện một loạt chính sách mà các cổ đông nhỏ cho rằng đây là các chính sách tiềm ẩn rủi ro, như sử dụng tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu quỹ lên đến gần 1000 tỷ đồng; cho Tổng giám đốc quyền quyết định đến 500 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định đến 1000 tỷ đồng. Đây là những thay đổi thực sự gây sốc cho các cổ đông, bởi thời điểm SCIC và Viettel còn là chủ ở đây, không có cá nhân nào có quyền quyết định đến 20 tỷ đồng. Các quyết định lớn đều phải thông qua tập thể HĐQT, thậm chí phải xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông.

Với sự thay đổi mạnh mẽ này, chủ mới của Vinaconex kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội cho các lãnh đạo của Công ty có thể mạnh dạn sử dụng vốn để làm ăn lớn. Song, các cổ đông khác, nhỏ bé hơn thì không nghĩ vậy. Họ lo lắng cho số mệnh của công ty khi các cá nhân không bị kiểm soát quyền lực, có thể gây ra những rủi ro tài chính lớn đối với công ty.

Tòa án, cơ quan duy trì công bằng trong doanh nghiệp

Bất lực trước việc HĐQT mới được bầu, với 5/7 thành viên là đại diện cho cổ đông An Quý Hưng đưa ra những quyết định mạo hiểm và không ghi nhận các ý kiến của cổ đông nhỏ, các cổ đông đã khởi kiện ra tòa án để yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ngày 11/1/2019. TAND quận Đống Đa đã nhận đơn yêu cầu và đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết phiên họp bất thường ngày 11/1/2019 của Đại hội đồng cổ đông.

Bất ngờ trước việc bị khởi kiện và đặc biệt bất ngờ trước việc Tòa án buộc dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, ngày 1/4/2019, Vinaconex đã triệu tập cuộc họp bất thường với cổ đông và báo chí để thông tin về vụ việc này.

Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex (mới được bầu ngày 11/1/2019) và ông Dương Văn Mậu, Phó tổng giám đốc giải thích với báo chí thì việc Tòa án nhận đơn yêu cầu và buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đã có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty, đặc biệt là giá trị cổ phiếu của công ty đã “bay” mất 1.236 tỷ đồng trong một phiên giao dịch. Do vậy, Vinaconex đã khiếu nại đề nghị Tòa án gỡ bỏ quyết định buộc Vinaconex dừng thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Tác động của quyết định mà Tòa án đưa ra với Vinaconex là rất lớn, bởi lẽ HĐQT mới được bầu ngày 11/1/2019 theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ngay lập tức phải dừng hoạt động. Các nghị quyết, quyết định của HĐQT ban hành trước đó không được thực hiện và các vấn đề quan trọng khác của doanh nghiệp phải xin ý kiến HĐQT cũng bị treo luôn do HĐQT phải ngừng hoạt động. Đối với một doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa hơn 10 nghìn tỷ đồng, đó là một cú sốc lớn.

Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Việt Hùng, ĐLS TP Hà Nội, Vinaconex cần phải quen dần với chuyện này bởi cuộc đấu tranh giữa các cổ đông bây giờ mới bắt đầu. Trước đó, với việc nhà nước kiểm soát Vinaconex, các quyết định kinh doanh luôn được cân nhắc, thận trọng do những rủi ro có thể gây thiệt hại cho tài sản nhà nước và người gây ra thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hình sự.

Nhưng sau thời điểm “đổi chủ”, chuyện này không còn diễn ra nữa và chủ mới hoàn toàn có quyền mạo hiểm với công ty. Do đó, với gần 60% cổ phần phổ thông, nhóm cổ đông lớn sẽ hành động bất chấp phản đối của các cổ đông nhỏ hơn. Đó là căn nguyên gây ra những tranh chấp giữa các cổ đông và việc các cổ đông phải dựa vào tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình là điều tất yếu.

Theo phân tích của Luật sư Trần Văn Toàn, ĐLS TP Hà Nội, nhóm cổ đông lớn trong doanh nghiệp như Vinaconex có xu hướng hành động quyết đoán hơn khi họ nắm giữ quyền chi phối toàn diện. Do đó, khó có thể tránh được các sai lầm và vi phạm quy định của pháp luật hay điều lệ Công ty. Đây cũng chính là căn cứ mà các cổ đông nhỏ hơn dựa vào để khởi kiện. Vì vậy, các vụ kiện sẽ diễn ra nhiều hơn khi các cổ đông nhỏ có nhiều bằng chứng để kiện hơn.

Trong trường hợp cụ thể như phiên họp bất thường ngày 11/1/2019 của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex, do nắm giữ 57,7% cổ phần phổ thông và nôn nóng kiểm soát quyền lực tại công ty mà nhóm cổ đông An Quý Hưng đã không tránh được những sai lầm sơ đẳng.

Cụ thể, nhóm cổ đông này đã có văn bản đề nghị SCIC thay đổi người đại diện theo pháp luật và tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông để bầu lại HĐQT, BKS. Sau khi bầu HĐQT và BKS mới, HĐQT lại ra những quyết định cho thấy sự “chuyên quyền” khiến nhóm cổ đông nhỏ hơn cảm thấy bị đe dọa trực tiếp. Do đó, họ tìm cơ sở pháp lý để bảo vệ mình và tìm ra sai lầm của nhóm cổ đông lớn để đấu tranh. Và, việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông một cách vội vàng chính là sai lầm không thể sửa chữa.

“Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% cổ phần liên tục ít nhất trong thời gian 6 tháng mới có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Nhóm cổ đông An Quý Hưng mới mua cổ phần từ cuối tháng 11/2018 nên họ không có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Việc HĐQT căn cứ vào yêu cầu của nhóm cổ đông này để triệu tập Đại hội đồng cổ đông là không đúng với quy định tại Điều 114 và 136, Luật doanh nghiệp”, Luật sư Trần Văn Toàn cho biết.

Với việc nhóm cổ đông nhỏ hơn hành động quyết liệt bằng việc khởi kiện và yêu cầu tòa án buộc Vinaconex phải dừng thực hiện nghị quyết bị khởi kiện cho thấy nhiều bài học quan trọng. Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải quen với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án và phải có kế hoạch cho những việc mà họ không mong muốn. Thứ hai, Tòa án là cơ quan rất quan trọng mà các cổ đông nhỏ, yếu thế trong các doanh nghiệp dựa vào. Để nắm được cơ hội và thực hiện quyền của mình đúng pháp luật, các cổ đông cần có sự am hiểu pháp luật hoặc có đội ngũ luật sư tư vấn kịp thời. Một bài học nữa cần được rút ra là nếu các cổ đông lớn xem nhẹ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, yếu thế mà có những quyết định “thiếu tôn trọng” thì những rắc rối có thể xảy ra ngay lập tức và doanh nghiệp có thể mất đi hàng nghìn tỷ đồng mà không thể đòi bồi thường.

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24