[Cafe cuối tuần] Chủ tịch Hà Nội, thì làm gì?

NGUYỄN THÀNH PHONG
07:13 02/07/2022

Chọn người làm Chủ tịch Hà Nội giai đoạn tới đây, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói với cử tri, là không vội được, cần phải chính xác, chắc chắn, tránh được sai lầm sau những gì đã xảy ra.

Vì thế, chắc Hà Nội còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa. Bàn luận thêm về vấn đề này cũng là góp thêm tiếng nói cho công việc chung rất hệ trọng vậy…

5D58636E-C373-43A4-BCDA-8ABD867105A3

Ông Chu Ngọc Anh - cựu Chủ tich UBND TP. Hà Nội vừa bị bắt tạm giam. Ảnh: Internet

Cuối tuần trước, trên chuyên mục "Cà phê cuối tuần" của Nhadautu.vn, nhà thơ Hải Đường, nguyên Ủy viên Bộ Biên tập báo Nhân Dân, có bàn về vấn đề này và đề cập đến chi tiết: "Kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (1010) cho đến năm 1888, thực dân Pháp thiết lập xong hệ thống cai trị của họ đối với Hà Nội, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 145 vị đảm nhận cương vị người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội. Và trong 145 vị ấy, chỉ có bốn vị bị mất chức, trong đó có ba vị thời Lê và một vị thời Nguyễn".

Tôi muốn nói cụ thể hơn về 4 trường hợp này. Hai trường hợp mất chức đầu do mắc tội liên quan đến "tiêu cực thi cử" trong kỳ thi Hương năm 1673, là Tiến sỹ Ngô Sách Dụ và Tiến sỹ Vũ Cầu Hối. Vị thứ ba mất chức năm 1691, là Tiến sỹ Nguyễn Đăng Tuân, vì thiếu trách nhiệm với công việc. Ba vị trên là ở thời Lê, chức vụ thời ấy gọi là Phủ doãn Phụng Thiên. Vị thứ tư là Nguyễn Kim Bảng, thì do tuổi già, sức khỏe kém, không đủ mưu lược để ổn định tình hình, nên bị cho nghỉ việc năm 1833. Vị này là ở thời Nguyễn, chức vụ gọi là Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội kiêm quản Ninh Bình). Xử lý bốn trường hợp trên so với thời nay, thì là "nhẹ hều", chỉ có Ngô Sách Dụ bị coi như tội đồ, phải đi lao dịch, Nguyễn Đăng Tuân thì bị hạ cấp, xuống làm Cấp sự trung, hai ông Vũ Cầu Hối và Nguyễn Kim Bảng là miễn nhiệm.

Kể ra như thế để thấy, câu chuyện phải xử lý với hai vị thời nay là cực kỳ nghiêm trọng và sẽ còn được kể đến nhiều sau này như những cảnh báo rất cần thiết.

Nhưng thôi, giờ hãy nói về những hy vọng sắp đến. Tôi đồng ý với nhà thơ Hải Đường viết: "Mong những ai đó tài hèn đức mọn thì chớ nên ngấp nghé cái ghế này!", nhưng muốn nhấn mạnh thêm là, kể cả có là tài cao đức lớn, thì cũng không dễ đảm đương chức vụ Chủ tịch Hà Nội hiện nay.

Chả cần phải có vị trí quan trọng, chỉ bằng con mắt một người dân bình thường, đã thấy Hà Nội ngày nay đang "ngổn ngang" những vấn đề cấp thiết cần nhanh chóng giải quyết: Thành phố cứ mưa xuống là ngập lụt đến tệ hại, giao thông đô thị bị tắc nghẽn, quy hoạch bị băm nát và lèn chặt, sông Hồng đang ô nhiễm khủng khiếp, các hồ điều hòa bị san lấp và ngắc ngoải… Rồi còn bao nhiêu "sáng kiến", bây giờ thành "tối kiến" khó bề tháo gỡ: Hệ thống BRT ì ra đấy, đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông vận hành lỗ nặng, đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vỡ tiến độ mấy lần và đội vốn mấy lần rồi, chưa biết sẽ đi đến đâu… Rồi thêm các vấn đề như hệ thống di sản bị xuống cấp, cầu Long Biên sập xệ, rồi rác thải, y tế, giáo dục, văn hóa… cùng bao nhiêu vấn đề khác có quy mô quốc gia khác nữa…

Mấy vị đứng đầu Hà Nội mấy khóa gần đây, không kể những sai phạm nghiêm trọng, thì đúng là đã không để lại được những dấu ấn gì đáng kể gì về công tích cả. Họ đã để lại nhiều tiếng xấu…

Trong bối cảnh ấy, làm Chủ tịch Hà Nội tới đây sẽ là một thử thách rất lớn lao. Phải là một con người hội đủ được các yếu tố về tài, về đức, phải sâu sắc nhiệt huyết, phải cao dày lòng xả thân, phải có viễn kiến, thao lược, đủ phẩm chất kinh bang tế thế, lại phải có tầm nhìn và tri thức toàn cầu, hội nhập được hiện đại nữa, thì mới có thể đảm đương được nhiệm vụ này.

Tất nhiên, cơ chế của người đứng đầu Hà Nội ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Làm Chủ tịch, nhưng bên trên còn có Bí thư Thành ủy, còn có tập thể lãnh đạo, còn có sự chỉ đạo và dõi theo của Trung ương. Làm sao để tranh thủ và tập hợp được mọi nguồn sức mạnh và sự phối hợp, hỗ trợ để hoàn thành được sứ mệnh được trao gửi là một câu hỏi lớn. Không dễ trả lời câu hỏi này, nhưng cũng không phải là không thể trả lời được.

Lại quay trở lại với những gì đã diễn ra trong lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Chọn người đứng đầu Hà Nội luôn luôn là một vấn đề khó khăn. Không kể thời nhà Lý bắt đầu xây dựng, nâng cấp thành Đại La lên kinh đô Thăng Long, triều đình Lý Công Uẩn đã trực tiếp nắm lấy việc quản lý thủ đô Đại Việt, thì đến thời đại nhà Trần, một người được chọn đứng đầu Kinh đô Thăng Long, là vùng đất Kinh sư, thì đều phải trải qua việc đứng đầu một phủ lộ nào đó, rồi về đứng đầu phủ Thiên Trường (vùng đất phát tích quan trọng), sau đó về giữ một chức vụ lớn ở triều đình, sau rồi mới được cử ra đứng đầu Thăng Long. Cái quy trình ấy đã chọn ra được những người đứng đầu xuất sắc cho Thăng Long như Trần Thì Kiến, Trần Khắc Chung, Nguyễn Trung Ngạn… Sau thời nhà Lê, đến thời nhà Nguyễn, dù kinh đô đã đóng ở Phú Xuân (Huế), Hà Nội trở thành Bắc Thành, thì vẫn có những Tổng đốc Hà Nội để lại danh tiếng cho đời sau, như Tổng đốc đầu tiên Đặng Văn Hòa hay những người đã tuẫn tiết để bảo vệ thành Hà Nội như Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu…

Làm Chủ tịch Hà Nội thời nay, tất nhiên không cần đến sự hy sinh bản thân mình đến phải tuẫn tiết như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, nhưng chắc chắn phải cần đến những viễn kiến như Trần Thì Kiến, phải nghiêm minh và thông hiểu phép tắc như Nguyễn Trung Ngạn và phải tuân thủ nguyên lý "vi dân chi kế", mọi kế sách đều là vì dân như Đặng Văn Hòa vậy.

Chọn Chủ tich cho Hà Nội cũng phải xem xét mọi khía cạnh như thế.

Và người được chọn làm Chủ tịch Hà Nội cũng phải biết học từ tiền nhân những điều như thế. Những tiền nhân ấy đều đã để lại dấu tích, có cả những nơi thờ tự đang vấn vít khói hương. Mời các vị hãy đến thắp thêm nén nhang thơm mà thêm thấu nghĩa lý, mà soi sáng cho mình!

  • Cùng chuyên mục
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54