[Cafe cuối tuần] Tìm Chủ tịch cho Hà Nội
Lựa chọn Chủ tịch Hà Nội lần này phải cho đúng, cho chính xác. Người dân Thủ đô rất mong muốn như thế. Và cũng mong những ai đó tài hèn đức mọn thì chớ nên ngấp nghé cái ghế này! Nhớ lời bác sĩ Trần Duy Hưng: Cần ráng sức mà làm việc lớn!
Hôm 23-6, cử tri Hà Nội kiến nghị với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong Trung ương và Thành ủy, chính quyền Hà Nội sớm tìm được một vị Chủ tịch có đức, có tài, xứng tầm với thủ đô văn hiến. Băn khoăn của người Tràng An thanh lịch là có lý do, vì trong vòng bảy năm, hai đời chủ tịch thành phố đầu não này đã liên tục mắc sai lầm, phải vòng lao lý (ông Chu Ngọc Anh mới ngồi ghế chủ tịch được 21 tháng). Khi chuẩn bị quy hoạch, làm các quy trình bổ nhiệm vào chức danh này, đã làm đủ các bước, bỏ phiếu giới thiệu với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Vậy mà sao vẫn chọn sai? Có ai phải chịu trách nhiệm không? Vì trong một số quy định của Đảng đã nêu rõ, nếu đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai thì người giới thiệu cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Ông Chu Ngọc Anh - cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa bị bắt tạm giam vì liên quan vụ Việt Á.
Chia sẻ với sự quan tâm của cử tri về sự ổn định, phát triển của Thủ đô, mong sớm có người đứng đầu bộ máy chính quyền, đồng chí Nguyễn Phú Trọng trả lời mộc mạc: bây giờ vắng ông trưởng thì ông phó tạm quyền thay, sau đó phải chọn người cho đúng, chính xác, chứ không vội vàng. Có ý kiến băn khoăn "kỷ luật nhiều cán bộ như thế, lấy đâu người làm", Tổng Bí thư khẳng định, không lo không có cán bộ làm việc, bởi "con chị nó đi, con dì nó lớn". Việc chọn người thay thế ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cần phải lựa chọn cho đúng, chính xác. Muốn chọn đúng người, điều quan trọng nhất vẫn là công tác cán bộ phải đúng.
Vậy phải tìm thế nào cho đúng?
Nhìn lại lịch sử Hà Nội từ xa xưa, từ thời phong kiến cho tới thời cách mạng thành công, chúng ta thấy rằng, về cơ bản đã tìm đúng, chọn đúng "Đô trưởng". Theo PGS.TS Trần Xuân Đính, trong gần 900 năm, kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (1010), đến năm 1888, năm thực dân Pháp thành lập TP. Hà Nội với hệ thống chính quyền cai trị của họ, theo thống kê chưa đầy đủ có 145 vị đảm nhận cương vị người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội. Và trong 145 vị "Đô trưởng" ấy chỉ có bốn vị bị mất chức, trong đó có ba vị thời Lê và một vị thời Nguyễn. Sai lầm của bốn vị này chủ yếu là: không có mưu lược, gian dối, thiếu trách nhiệm với công việc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, 1945, nước nhà giành được độc lập, chính quyền về tay nhân dân, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm Chủ tịch cho Hà Nội. Ngày đó có bác sĩ Trần Duy Hưng đang làm tại một cơ sở chữa bệnh, ông có công cứu giúp và chở che nhiều cán bộ Việt Minh giữa vòng vây bố ráp của kẻ thù. Nghe giới thiệu về vị bác sĩ tài ba, nhân hậu, Bác Hồ đã gặp bác sĩ Trần Duy Hưng (năm đó mới 33 tuổi) với lời đề nghị ông Hưng làm Chủ tịch TP. Hà Nội. Bác sĩ Trần Duy Hưng quá bất ngờ, thưa với Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thưa Cụ, chức Chủ tịch xin Cụ chọn người khác xứng đáng hơn, tôi không quen làm...". Bác Hồ mỉm cười thân mật: "Tôi có quen việc làm Chủ tịch nước đâu, chúng ta cứ làm rồi sẽ quen. Điều quan trọng nhất là mang lại nhiều lợi ích cho người dân". Nghe lời động viên của Bác, bác sĩ Trần Duy Hưng đã viết đơn đồng ý nhận chức vụ chủ tịch, vì theo ông: "Chủ tịch Hồ Chí Minh thật vĩ đại. Tôi xem Người giống như một tấm gương toàn những cái hay, cái đẹp để tôi học theo".
Trần Duy Hưng chỉ làm Chủ tịch trong hai năm, sau đó lên Chiến khu Việt Bắc đảm nhiệm các công việc khác. Năm 1954 khi giải phóng Thủ đô, ông tiếp tục được giao trọng trách Chủ tịch thành phố cho tới năm 1977. Hơn 20 năm ấy hình ảnh vị Chủ tịch - bác sĩ Trần Duy Hưng trở nên vô cùng thân thiết, tự hào của người dân Thủ đô ta. Trong những năm 70, Hà Nội từng có nhiều quyết sách táo bạo để giành những thành tựu to lớn, như: năng suất lúa của Hà Nội cao nhất miền Bắc, hoạt động công - thương nghiệp đi đầu cả nước; lá cờ đầu về phong trào năm xung phong và ba sẵn sàng. Hà Nội còn mạnh dạn ban hành những chính sách đặc thù để phát triển vùng rau xanh, vùng thực phẩm, xây dựng các khu nhà ở tập thể cho công nhân, viên chức, v.v.. Gương mẫu về mọi mặt, vị Chủ tịch Hà Nội còn viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng đề nghị cho hai người con trai cùng lúc lên đường nhập ngũ. Người con trai cả là Trần Quốc Ân, 26 tuổi, đảng viên, kỹ sư Tổng cục Địa chất; con trai bé là Trần Thắng Lợi mới 16 tuổi, đang học lớp 9.
Hôm nay viết những dòng này trong tôi vẫn bồi hồi, xúc động nhớ về vị Chủ tịch đáng kính, đáng yêu ấy. Ông thật sự tài năng, tâm huyết. Ông rất gần gũi Bác Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, thế nhưng khi được gợi ý đảm nhiệm những cương vị công tác cao hơn, ông một mực từ chối. Lại cũng là những lý do cực kỳ đơn giản: cần làm việc lớn, chứ không cần làm quan lớn.
Thời của hôm nay, người như vị bác sĩ - Chủ tịch đáng kính hỏi có những ai?
Đảng và nhân dân phải lo tìm Chủ tịch cho Hà Nội, trước hết là theo gương sáng của các bậc tiền nhân. Đương nhiên, mỗi thời mỗi khác. Nhưng thời nào thì cái đức của người cán bộ vẫn luôn là gốc. Thủ đô văn hiến thì ông Chủ tịch phải là một gương mặt văn hóa. Văn hóa ấy toát ra từ trí tuệ, lời nói, hành động. Văn hóa ấy không chấp nhận những người tham lam vô độ, chạy chức, chạy quyền, nghĩ ngắn, nhìn gần, nói năng lỗ mỗ. Hà Nội mong có vị Chủ tịch mới trong nhiệm kỳ của mình phải ghi được dấu ấn cho sự phát triển hiện đại của thành phố. Cần có dự báo chiến lược, tầm nhìn xa, nhìn sâu vào mỗi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, xây dựng chính quyền đô thị. Nói đơn giản nhất, Chủ tịch Hà Nội là một công dân thủ đô ưu tú, luôn lấy sự dễ chịu, hài lòng của người dân làm niềm vui của mình. Vì sao mà câu nói "Hà Nội không vội được đâu" sửa mãi vẫn không xong?
"Tìm" Chủ tịch Như thế nào? Chúng tôi nghĩ các chủ trương, quy định của Đảng đã nói đầy đủ. Nghị quyết T.Ư 7 (khóa XII) đã nêu rõ tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược. Với chức danh Bộ trưởng và tương đương, quy định nêu rõ tiêu chuẩn: "Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng, hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh".
"Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm". Văn bản viết rất rõ như thế. Nhưng cả hai Chủ tịch của Hà Nội đã phải vào vòng lao lý vì nhiều sai lầm, khuyết điểm, trong đó đã bị sa xuống hố sâu của lợi ích nhóm. Những "quan tham" đã đi ngược lợi ích của dân, gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước. Điều đáng xấu hổ là sai phạm ấy diễn ra trong lúc toàn dân đang căng mình chống dịch bệnh, mất việc làm, thiếu ăn, tính mạng bị đe doạ.
Lựa chọn Chủ tịch Hà Nội lần này phải cho đúng, cho chính xác.
Người dân Thủ đô rất mong muốn như thế. Và cũng mong những ai đó tài hèn đức mọn thì chớ nên ngấp nghé cái ghế này! Nhớ lời bác sĩ Trần Duy Hưng: Cần ráng sức mà làm việc lớn!.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân
"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Sự kiện - 05/07/2025 09:50
[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực
Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
Sự kiện - 05/07/2025 09:49
Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 04/07/2025 16:58
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.
Sự kiện - 04/07/2025 08:10
Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời
Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.
Sự kiện - 03/07/2025 14:23
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự kiện - 03/07/2025 09:36
Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.
Sự kiện - 03/07/2025 09:35
Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện - 03/07/2025 09:34
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'
Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”
Sự kiện - 02/07/2025 10:27
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt
Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.
Sự kiện - 02/07/2025 08:20
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Sự kiện - 02/07/2025 07:01
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội
Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Sự kiện - 01/07/2025 15:33
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago