[CAFÉ CUỐI TUẦN] Cần may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã có tờ trình xin lùi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai đến sau năm (2020). Vậy là một lần nữa, đạo luật quan trọng này lại trễ hẹn.

Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, quyền sử dụng đất được mở rộng, thị trường bất động sản được hình thành, nhưng quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vướng mắc. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của người dân bị thu hồi đất và lợi ích của Nhà nước chưa được bảo đảm.
Quyền sử dụng đất không chỉ được mua bán kèm theo các loại bất động sản như nhà, công trình kiến trúc mà nó còn được sang nhượng một cách riêng lẻ dưới dạng các giao dịch dân sự. Hoạt động mua bán này đang diễn ra theo cơ chế thị trường, nhưng đồng thời nó cũng bị chi phối bởi “quan hệ hành chính” phi thị trường.
Thực tế vẫn đang tồn tại “chế độ hai giá đất”chênh lệch nhau nhiều lần là giá do Nhà nước quy định và giá thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, khiếu kiện đất đai trong thu hồi đất, đền bù giải tỏa. Việc lập các thủ tục pháp lý như công chứng, trước bạ sang tên,đăng ký quyền sử hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai còn nhiều khe hở, tạo vỏ bọc cho các giao dịch “ngầm” như hạ giá nhà đất được mua bán để né thuế, gây thất thu ngân sách hay “găm” thủ tục chuyển nhượng, trước bạ sang tên để tiếp tục mua bán sang tay cũng nhằm trốn thuế.
Tình trạng đất “nóng sốt” hay “đóng băng” cứ lặp đi lặp lại, sau đó giá bị đẩy lên cao, tăng ảo nhiều lần hoặc đất công được giao cho tư nhân thuê giá bèo, thiệt hại nguồn thu ngân sách. Các sai phạm trong quản lý đất đai, tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, diễn ra ở nhiều cấp tạo ra các điểm nóng. Việc lấp các “khoảng trống pháp lý”, giải phóng năng lực đất đai, lập lại trật tự và phòng ngừa sai phạm đang là đòi hỏi bức xúc cửa dư luận xã hội và quần chúng nhân dân. Nhưng vấn đề đặt ra là nên sửa đổi, bổ sung để “vá lại lổ hỏng” hay cần “may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai” còn đang bỏ ngỏ!
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 3 mới đây, Chính phủ có Tờ trình xin lùi tiến độ ban hành Luật Đất đai sửa đổi này đến sau năm 2020. Lý do là còn một số vấn đề phức tạp, cần thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn như quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, tích tụ đất đai, người nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất, căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng, đất cơ sở tôn giáo…
Điều đầu tiên phải khẳng định là hệ thống pháp luật về đất đai đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bản thân nó cũng đang tồn tại nhiều bất cập trở thành rào cản. Luật Đất đai năm 2013 tính đến nay tuy đã “sống” được 5 năm. Nhưng cũng cần xác định những vấn đề gì bức xúc nhất phải sửa đổi và sửa đổi như thế nào để đảm bảo yêu cầu, tránh tình trạng chắp vá. Luật mới phải giải quyết được những vấn đề nóng của thực tiễn đang bày ra. Vì vậy, phải đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, chứ không phải là vấn đề kỹ thuật lập pháp, phải đưa được hơi thở cuộc sống, những bức xúc từ đất đai, trước khi đặt ra yêu cầu đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.
Trước tiên, việc sửa luật cần phải đáp ứng yêu cầu giải phóng năng lực kinh tế cho đất đai. Thứ hai là góp phần giải tỏa các vấn đề xã hội như khiếu kiện, tham nhũng có nguồn gốc từ bất cập của chế độ pháp lý và quản lý đất đai. Hơn 70% vụ khiếu kiện gay gắt, kéo dài, bức xúc và phần lớn các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhà đất là một chỉ dấu đáng quan tâm. Thứ ba, cần đặt nó trong yêu cầu cải cách bộ máy quản lý đất đai theo hướng “Nhà nước kiến tạo, bộ máy phục vụ” thay cho quản lý bằng mệnh lệnh hành chính.
Như vậy, yêu cầu cải cách thể chế, kinh tế và quản lý xã hội đều mang tính bức xúc. Cần phải có sự thay đổi về tư duy trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên đất. Nếu như chỉ đặt vấn đề sửa đổi một số điều của Luật Đất đai thì chưa đạt yêu cầu mà cần ban hành Luật Đất đai trên cơ sở kế thừa và phát huy, đặt ra yêu cầu mới trong thay đổi tư duy. Đâu là những vấn đề then chốt?
Đất đai cần được nhìn nhận dưới hai góc độ quan trọng. Là một loại tài sản thể hiện chủ quyền quốc gia, bất khả xâm phạm với chế độ pháp lý cần được bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ yêu cầu quốc phòng an ninh. Mặt khác, đất đai cần một “chiếc áo pháp lý đủ rộng” để phát huy vai trò của loại tài nguyên đặc biệt. Quyền sử dụng đất - một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân cần được bảo vệ và đưa vào các giao dịch kinh tế - dân sự để phát huy gía trị kinh tế của nó.
Tích tụ đất đai cho sản xuất hàng hóa lớn vẫn đang bị vướng điểm nghẽn hạn điền. Nhưng ngoài hạn điền, phải xem xét lại chế độ quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Trong đó có yêu cầu đổi mới quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận “không gian hợp lý và tích hợp hiệu quả” cao nhất. Luật Quy hoạch cần hòa nhịp đồng điệu với Luật Đất đai sửa đổi. Vấn đề đất đai được tích hợp trong các quy hoạch khác theo luật mới như thế nào?, đặc biệt là quy hoạch vùng, tiếp cận theo vùng và tiếp cận trên cơ sở điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và yêu cầu của phát triển.
Nếu chỉ đặt vấn đề tăng hạn điền lên 10 hay 20 lần hiện nay, thì rõ ràng đó vẫn là tư duy về số lượng, trong nỗi lo sợ “mất hạn điền, sinh hệ lụy”. Tất nhiên, cần có luận cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, đã có người tích tụ 500 ha đất, gấp 1.000 lần so với mức bình quân sử dụng đất của nông hộ hiện nay chỉ 0,5 ha/hộ. Nhưng đó không phải là tài sản lớn khi mà những ông chủ trên sàn chứng khoán, kinh doanh bất động sản hiện đang sở hữu khối tài sản lớn hơn nhiều đang được khuyến khích, trong khi tích tụ đất đai bị vướng trần hạn điền. Duy trì hạn điền trong nông nghiệp, giới hạn số đất đai người nông dân hay nhà đầu tư được phép sử dụng đang mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Khi bỏ hạn điền, liệu có hình thành tầng lớp địa chủ mới hay không? Để ngăn chặn tình trạng một số người lợi dụng tích tụ đất đai để chiếm hữu đất, không trực tiếp canh tác mà “phát canh, thu tô”, thì Nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng công cụ pháp luật để ngăn chặn. Phải có giải pháp kèm theo chính sách này để không xảy ra tình trạng địa chủ mà nhiều ý kiến lo ngại. Nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng chính sách và công cụ thuế để điều tiết. Nếu ai nắm giữ đất đai quá 2 năm không canh tác thì bị đánh thuế nặng thẳng vào đất vì không ai đi thu gom đất để chịu lỗ.
Bên cạnh đó phải hỗ trợ và thúc đẩy quá trình doanh nhân hóa nông dân. Người dân dù muốn hay không vẫn đang dịch chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Phải chấp nhận tình trạng một bộ phận nông dân, dân cư nông thôn chuyển dịch mà sự chuyển dịch đó tốt. Cứ bám nông thôn, cứ gắn nông nghiệp với đất đai xưa cũ bằng mọi giá, thì nông dân khó mà làm giàu được.
Để may lại chiếc áo pháp lý cho đất đai đã quá chật, thì điều quan trọng là không phụ thuộc một người hay một nhóm ý kiến nào mà cần tổng hợp, có kênh để thu thập có ý kiến sâu sắc, đặc biệt là những người lăn lộn là nhà đầu tư, doanh nghiệp và giới học thuật. Việc hoãn lại dự luật này theo đề nghị của Chính phủ là cần khi còn những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, nhưng rất cần phát động rộng rãi những hoạt động đóng góp, các nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp ý kiến không chỉ người dân nói chung mà là giới nghiên cứu học thuật, doanh nghiệp, nhà đầu tư, kể cả những đề án, dự án thí điểm. Cần tham vấn ý kiến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia cho vấn đề quan trọng này, kể cả ý kiến trái chiều để có phương án lựa chọn tối ưu nhất. Và điều quan trọng là cần xác định rõ ràng việc “vá hay phải may lại chiếc áo pháp lý mới cho đất đai”.
- Cùng chuyên mục
Đà Nẵng phạt 1 resort ven biển hơn 224 triệu đồng vì vi phạm môi trường
CTCP Thương mại và Du lịch San Hô Đà Nẵng - chủ đầu tư khu du lịch Temple Resort Danang bị phạt 224,5 triệu đồng vì vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
Pháp luật - 09/06/2025 14:37
Bộ Công an đề nghị Samsung hợp tác về phát triển công nghiệp an ninh
Samsung được đề nghị hỗ trợ Bộ Công an trong việc triển khai công nghệ cao vào công tác quản lý và giám sát an ninh quốc gia.
Pháp luật - 09/06/2025 10:01
Triệt phá đường dây liên quan đến rửa tiền lên đến 1.200 tỷ đồng
Nhóm đối tượng là nhà phát hành game sử dụng rất nhiều tài khoản ngân hàng thương mại trong nước khác nhau để nhận tiền từ nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép. Đồng thời, nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép sử dụng tiền phạm tội mà có mua tiền điện tử USDT (sử dụng ví lạnh) để tích trữ hoặc "chuyển giá trị" bằng việc mua nhà, xe ô tô hạng sang…
Pháp luật - 08/06/2025 16:49
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".
Pháp luật - 04/06/2025 06:45
Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?
Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.
Pháp luật - 03/06/2025 11:12
Thủ đoạn của tập đoàn đa cấp xuyên quốc gia
Từ giữa năm 2024, tin vào lời hứa đổi đời từ việc tham gia sở hữu và kinh doanh một loại nấm "Quốc bảo Đài Loan" với thu nhập "khủng", hàng nghìn người dân ở khắp các tỉnh thành lao vào cuộc chơi của tập đoàn Ame Global, để rồi tiền mất, tật mang.
Pháp luật - 02/06/2025 09:12
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
Từ đầu tháng 6/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp nhà nước áp dụng cơ chế tiền lương mới; chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp...
Pháp luật - 01/06/2025 08:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago